U tuyến giáp là bệnh lý khá thường gặp. Trong các phương pháp điều trị, mổ u tuyến giáp (phẫu thuật) rất hay được các bác sĩ chỉ định. Nhất là trong trường hợp khối u là ác tính, có hiện tượng di căn. Vậy mổ u tuyến giáp được chỉ định cụ thể trong những trường hợp nào? Cách tiến hành ra sao? Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không?

U tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình con bướm, nằm ở phía trước cổ, ngay dưới hộp thanh âm. Tuyến giáp sản xuất hormone, điều hòa các quá trình chuyển hóa trong cơ thể (biến đổi thức ăn thành năng lượng) và giúp các cơ quan hoạt động đúng.

 U tuyến giáp là một bệnh lý thường gặp, trong đó có sự thay đổi cấu trúc hoặc chức năng của tuyến giáp, tạo thành một hoặc nhiều khối riêng biệt nằm trong lòng tuyến giáp. U tuyến giáp có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư tuyến giáp, chiếm khoảng 4-7%). Các triệu chứng của u tuyến giáp thường không rõ ràng, vì vậy, đa số các trường hợp phát hiện bệnh khi u đã lớn, nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc vô tình thông qua đi khám bệnh lý khác.

>>> Xem thêm: Cách phân biệt u tuyến giáp lành tính và ác tính chuẩn nhất!

Mổ u tuyến giáp được thực hiện trong trường hợp nào?

- Với một người được chẩn đoán u tuyến giáp, mổ u tuyến giáp có thể giúp các bác sĩ lấy phần mô đem phân tích xác định tính chất lành ác.

- Đối với u tuyến giáp lành tính, mà khối bướu lớn, gây mất thẩm mỹ hoặc chèn ép các cơ quan xung quanh, khiến người bệnh khó nuốt, khó thở, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u tuyến giáp.

- Nếu u tuyến giáp có kèm cường chức năng tuyến (sản xuất hormone tuyến giáp quá mức), bên cạnh liệu pháp iod phóng xạ, phẫu thuật cũng có thể được chỉ định.

- Đối với u tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp): Phẫu thuật là phương pháp chính trong điều trị để ngăn ngừa di căn.

 Mổ u tuyến giáp hay chỉ định cho ung thư tuyến giáp

Mổ u tuyến giáp hay chỉ định cho ung thư tuyến giáp

>>>Xem thêm: Phẫu thuật tuyến giáp có thể gây suy cận giáp!

Các loại mổ u tuyến giáp

Có một số loại mổ u tuyến giáp (phẫu thuật) bao gồm:

- Cắt thùy: Thực hiện khi u tuyến giáp là lành tính, chỉ ảnh hưởng đến 1 trong hai thùy giáp. Sau phẫu thuật, thùy còn lại sẽ vẫn duy trì được chức năng.

- Cắt gần toàn bộ tuyến giáp: Là phương pháp loại bỏ gần hết nhưng vẫn để lại một lượng nhỏ mô tuyến giáp. Phần mô còn sót lại sẽ đảm nhận chức năng của cả tuyến giáp.

- Cắt hết tuyến giáp: Là loại bỏ toàn bộ tuyến giáp, thường chỉ định với u tuyến giáp ác tính (ung thư).

>>>Xem thêm: Có những loại phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp nào?

Quy trình mổ u tuyến giáp

Mổ u tuyến giáp sẽ được thực hiện tại bệnh viện. Người bệnh sẽ được dặn dò không ăn hoặc uống vào đêm trước khi phẫu thuật.

Trước khi mổ, bạn sẽ đăng ký và sau đó đến khu vực chuẩn bị, mặc quần áo đúng quy cách. Sau đó,bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra tình trạng của bạn.

Khi nằm trên bàn mổ, bạn sẽ được tiêm thuốc mê. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường vào tuyến giáp, và cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến này. Do tuyến giáp được bao quanh bởi nhiều dây thần kinh và các cơ quan khác nên việc mổ lấy u tuyến giáp phải rất thận trọng. Thời gian ca mổ có thể là 2 giờ hoặc hơn.

Kết thúc ca phẫu thuật, người bệnh sẽ được nằm trong phòng hồi sức, các nhân viên y tế sẽ chăm sóc kỹ lưỡng, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn (nhịp thở, nhịp tim, huyết áp). Nếu thấy đau, người bệnh sẽ được cho uống thuốc giảm đau.

Khi tình trạng sức khỏe ổn định, người bệnh sẽ được chuyển sang phòng khác và theo dõi tiếp trong khoảng 24-48 giờ.

 Bệnh nhân mổ u tuyến giáp sau phẫu thuật sẽ được nằm trong phòng hồi sức

Bệnh nhân mổ u tuyến giáp sau phẫu thuật sẽ được nằm trong phòng hồi sức

>>>Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp

Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không?

Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của người được phẫu thuật cũng như người nhà bệnh nhân. Bài viết sẽ giải đáp cho các bạn về vấn đề này ngay sau đây.

Cũng như các thủ thuật phẫu thuật khác, mổ u tuyến giáp có thể gây một số rủi ro như:

- Sốc phản vệ với thuốc gây mê

- Chảy máu nặng: Kéo dài vài giờ liền sau phẫu thuật, có thể dẫn tới suy chức năng hô hấp cấp tính.

- Nhiễm trùng

Đối với phẫu thuật tuyến giáp, các biến chứng nguy hiểm khác có thể gặp bao gồm:

- Khàn giọng, mất tiếng: Xảy ra do trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ vô tình cắt vào các dây thần kinh thanh quản. Đây là dây thần kinh chạy dọc từ khí quản tới thanh quản, điều khiển hoạt động của các cơ kiểm soát giọng nói. Khi một trong hai dây thần kinh này bị cắt, người bệnh sẽ bị thay đổi giọng nói hoặc mất tiếng. Nếu cả hai đều bị tổn thương, khó thở có thể xảy ra.

 Mổ u tuyến giáp có thể gây mất tiếng

Mổ u tuyến giáp có thể gây mất tiếng

- Suy tuyến cận giáp: Có bốn tuyến cận giáp nhỏ nằm ngay sau tuyến giáp, có vai trò duy trì nồng độ canxi trong máu. Nếu trong quá trình phẫu thuật, các tuyến này bị tổn thương hoặc cắt bỏ, người bệnh sẽ có triệu chứng của giảm canxi máu như ngứa ran, tê bì, chuột rút. Nồng độ canxi máu hạ thấp quá mức có thể dẫn đến co thắt cổ họng, co giật.

 Mổ u tuyến giáp có thể gây co quắp chân tay (do suy tuyến cận giáp)

Mổ u tuyến giáp có thể gây co quắp chân tay (do suy tuyến cận giáp)

- Suy giáp: Đây là biến chứng cũng như là hậu quả tất yếu của mổ u tuyến giáp. Tuyến giáp sau khi cắt bỏ đi sẽ không còn thực hiện được chức năng của nó (sản xuất hormone) dẫn đến một bệnh lý khác là suy giáp. Một số triệu chứng của suy giáp có thể là tăng cân, rụng tóc, không chịu được lạnh, trầm cảm… Người bệnh sau phẫu thuật sẽ phải dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp suốt phần đời còn lại.

Tỷ lệ gặp biến chứng chiếm khoảng 2% các trường hợp mổ u tuyến giáp. Những biến chứng này hay xảy ra với người bệnh có khối u xâm lấn, hạch bạch huyết lan rộng hoặc bướu cổ to.

>>>Xem thêm: 3 biến chứng thường gặp khi mổ tuyến giáp

Cách làm xẹp khối u tuyến giáp an toàn từ thảo dược

Từ xưa đến nay, phẫu thuật vẫn là một phương pháp chính trong điều trị u tuyến giáp. Nhưng thực tế cho thấy, mổ u tuyến giáp có thể khá nguy hiểm. Chính vì vậy, nhiều người có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thảo dược để kiểm soát khối u an toàn hơn.

Điển hình cho dòng sản phẩm này phải kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo – một trong những loại rong biển đã được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tuyến giáp. Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu. Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như cao bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao neem giúp giảm nhẹ các triệu chứng cũng như hạn chế tác dụng của các phương pháp điều trị tây y; từ đó nâng cao sức khỏe tuyến giáp và thể trạng người bị u tuyến giáp. Sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ.

 Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với u tuyến giáp

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với u tuyến giáp

Cảm nhận khách hàng

Điển hình là trường hợp của ông Vũ Ngọc (SĐT: 0377811787) đã cải thiện hiệu quả bướu nhân tuyến giáp nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương. Mời các bạn cùng xem chi tiết chia sẻ của ông trong video sau đây:

Mời độc giả xem thêm kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Lắng nghe PGS. TS. Trần Đình Ngạn trả lời câu hỏi bệnh u tuyến giáp là gì, có chữa khỏi được không trong video sau đây:

Xem thêm chuyên gia phân tích về vấn đề ung thư tuyến giáp sống được bao lâu

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã có được một cái nhìn tổng quan về phương pháp mổ u tuyến giáp và nhất là mức độ nguy hiểm của thủ thuật này. Với giải pháp từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương, người bệnh u tuyến giáp sẽ có một lựa chọn khác an toàn hơn để kiểm soát bệnh lý này.

Để được tư vấn về bệnh u tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Bích Thùy