Nền y học ngày càng phát triển, kéo theo sự ra đời của nhiều phương pháp chữa bệnh tiên tiến. Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là một kỹ thuật khá mới. Đối với các khối u, trước đây phẫu thuật là phương pháp chủ yếu. Vậy điều trị u tuyến giáp bằng đốt sóng cao tần là gì? Quy trình thực hiện ra sao? Ưu nhược điểm của kỹ thuật này như thế nào?

U tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp thuộc hệ thống nội tiết, có chức năng sản xuất hormone điều hòa sự chuyển hóa trong cơ thể như sản xuất năng lượng, nhịp tim hay thân nhiệt. Cũng như những vị trí khác trong cơ thể, tuyến giáp cũng có thể xuất hiện khối u, gọi là u tuyến giáp. U tuyến giáp là những khối bướu (nhân) ở bên trong tuyến giáp, chứa đầy chất lỏng hoặc rắn.

Bệnh được chia thành hai loại là lành tính và ác tính. U tuyến giáp lành tính, còn gọi là adenoma tuyến giáp do sự phát triển của các nhân nhỏ bắt nguồn từ lớp lót mặt trong các tế bào của tuyến. Đôi khi các nhân này có thể sản xuất hormone tuyến giáp và gây ra bệnh cường giáp. U tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp) ít gặp hơn so với u lành tính. Loại này hay xảy ra ở người đã từng xạ trị vùng đầu, cổ hoặc bị phơi nhiễm với phóng xạ.

Có nhiều yếu tố gây nên u tuyến giáp, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường mỗi giây trong cơ thể chúng ta đều có những tế bào mới được sinh ra và các tế bào già, lỗi, lạ bị chết đi, gọi là “quá trình chết theo chương trình của tế bào”, quá trình này được kiểm soát chặt chẽ với vai trò quan trọng của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn, các tế bào lạ, già, lỗi sẽ không bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng giữa quá trình sinh ra và chết đi của tế bào, hệ quả là gây tăng sinh tế bào, hình thành nên khối u tuyến giáp lành tính. Nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến dị sản, loạn sản và sinh ra khối u ác tính. Vì thế, để phòng ngừa cũng như khắc phục triệt để u tuyến giáp thì cần tác động vào “phần gốc” này.

 Hình ảnh minh họa người bị u tuyến giáp

Hình ảnh minh họa người bị u tuyến giáp

>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây u tuyến giáp là gì?

Các phương pháp điều trị u tuyến giáp

Việc lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào loại u tuyến giáp và thể trạng từng người cụ thể.

U tuyến giáp lành tính:

Nếu không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh có thể sẽ không cần điều trị mà chỉ theo dõi thêm. Bác sĩ hẹn lịch tái khám với người bệnh để kiểm tra xem khối u có diễn biến bất thường không. Khi khối u tiếp tục phát triển mạnh chèn ép các cơ quan xung quanh, gây khó thở hay khó nuốt thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Khi u tuyến giáp lành tính kèm theo sản xuất hormone tuyến giáp quá mức, người bệnh sẽ phải điều trị tình trạng cường giáp. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp dưới đây:

- Thuốc kháng giáp: Có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp hormone của các tế bào ở tuyến giáp. Liều dùng của nhóm thuốc này sẽ cần phải được dò tìm cẩn thận tùy theo từng người bệnh để hạn chế các tác dụng phụ. Tác dụng không mong muốn hay gặp của thuốc kháng giáp đó là sốt, nôn, đau cơ, đau khớp, đau đầu, rụng tóc, phát ban hoặc tổn thương gan, thận.

- Iod phóng xạ: Khi iod phóng xạ được đưa vào cơ thể sẽ tập trung tại tuyến giáp và gây phá hủy các tế bào, mô của tuyến này. Các tế bào bị phá hủy sẽ không thể sản xuất hormon tuyến giáp. Phương pháp này tỏ ra ưu điểm khi sử dụng trên người bệnh bị tái phát sau điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Vì nguy cơ gây dị tật bẩm sinh nên iod phóng xạ không được chỉ định cho phụ nữ mang thai. Mặc dù là một phương pháp khá ưu việt hiện nay nhưng liệu pháp này vẫn còn một số nhược điểm như có thể gây biến chứng viêm tuyến giáp, suy giáp vĩnh viễn hoặc cơn cường giáp kịch phát.

- Phẫu thuật: Trong bệnh u tuyến giáp có kèm cường giáp, bác sĩ sẽ không cắt toàn bộ tuyến giáp mà vẫn để lại một lượng nhỏ mô giáp đủ để sản xuất hormone. Các biến chứng của mổ tuyến giáp có thể gặp như: Mất giọng (cắt vào dây thần kinh thanh quản), suy tuyến cận giáp, suy giáp. Vì vậy cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với người bệnh trước khi quyết định phẫu thuật.

 Phẫu thuật là phương pháp điều trị u tuyến giáp

Phẫu thuật là phương pháp điều trị u tuyến giáp

U tuyến giáp ác tính:

Đối với u tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp), phương pháp điều trị là phẫu thuật, iod phóng xạ, hóa trị, xạ trị, liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp.

>>>Xem thêm: U tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì?

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều phương pháp chữa bệnh tiên tiến ra đời. Có thể kể đến là kỹ thuật đốt sóng cao tần trong điều trị khối u, ung thư. Trong đó, điều trị u tuyến giáp bằng đốt sóng cao tần tỏ ra khá ưu việt.

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp gì?

Đốt sóng cao tần (RadioFrequency Ablation -RFA) là một phương pháp sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số nằm trong khoảng sóng âm thanh (200 – 1200 MHz) để tạo nhiệt nhờ sự ma sát của các ion trong mô giúp tiêu hủy khối u.

Trong phương pháp này, một điện cực sẽ được đặt ở trung tâm khối u và duy trì nhiệt độ phá hủy từ 60 – 100ºC. Dòng điện từ máy được truyền vào khối u qua một điện cực dạng kim, dòng sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát sẽ làm khô các mô xung quanh dẫn đến các tế bào bị mất nước và hoại tử.

 Sóng cao tần được sử dụng để phá hủy khối u

Sóng cao tần được sử dụng để phá hủy khối u

Chỉ định của phương pháp đốt sóng cao tần

Hiện trên thế giới, sóng cao tần đã và đang được áp dụng rộng rãi để điều trị u lành tuyến giáp có kích thước lớn. Thường các khối u có kích thước > 3 cm hoặc các khối u gây dấu hiệu chèn ép, ảnh hưởng thẩm mỹ, gây đau hoặc cảm giác khó chịu vùng cổ.

Ngoài ra trên thế giới còn áp dụng điều trị đối với các hạch di căn do ung thư tuyến giáp (đã mổ nhiều lần hoặc không có chỉ định phẫu thuật hoặc bệnh nhân không muốn phẫu thuật tiếp), ung thư tuyến giáp giai đoạn rất sớm (< 5 mm).

Quy trình điều trị

Quy trình điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần như sau:

- Siêu âm để xác định vị trí, đặc tính nhân giáp, kích thước và thể tích khối u.

- Sinh thiết tế bào tuyến giáp để xem tính chất lành hay ác tính của khối u. Nếu cần thiết, người bệnh có thể cần làm xét nghiệm máu để xác định chức năng tuyến giáp.

- Vô khuẩn vùng da quanh tuyến giáp (có thể dùng cồn iod)

- Gây tê khu vực quanh tuyến giáp (sử dụng lidocain)

- Đốt sóng cao tần vào khối u tuyến giáp dưới sự hướng dẫn của siêu âm:

 + Luồn kim vào khối u

 + Kim này sẽ phát sóng radio đốt nóng các tế bào trong phạm vi 0,5-1 cm

 + Nhiệt độ sẽ đạt đến trên 100ºC và duy trì trong khoảng 10 phút đủ để giết tất cả các tế bào trong phạm vi phá hủy của kim radio

 Theo dõi sau điều trị

Sau khi đốt sóng cao tần, người bệnh sẽ cần nằm lại 30 – 60 phút để bác sĩ kiểm tra. Bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám định kỳ sau những khoảng thời gian nhất định: 2, 3, 6, 9, 12 tháng. Khi tái khám, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và một số xét nghiệm liên quan.

Thông thường, tốc độ giảm kích thước u tuyến giáp sẽ theo tiến trình như sau:

- Sau 1-2 tuần: Kích thước khối u tăng nhẹ (do phản ứng viêm)

- Sau 1 tháng: Giảm 50% thể tích

- Sau 3 tháng: Giảm 50-70% thể tích

- Sau 6 tháng: Giảm từ 70-95% thể tích

- Sau 12 tháng: Chỉ còn mô sẹo

Với những người mà thể tích khối u tuyến giáp vẫn chưa giảm theo kỳ vọng sau 9-12 tháng có thể sẽ phải đốt thêm lần 2, lần 3. Người bệnh nên tái khám định kỳ 1 năm 1 lần trong 5 năm liên tiếp sau khi thực hiện đốt sóng cao tần.

 Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là một phương pháp hiện đại

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là một phương pháp hiện đại

Ưu nhược điểm của phương pháp điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần

So với các phương pháp điều trị u tuyến giáp khác như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, dùng thuốc, đốt sóng cao tần mang lại một số lợi ích như sau:

- Ít xâm lấn, không để lại sẹo

- An toàn, không biến chứng

- Tiết kiệm thời gian

- Chỉ cần gây tê tại chỗ mà không cần gây mê toàn thân

- Thời gian nằm viện ngắn, ít tốn chi phí

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp đốt sóng cao tần cũng có thể gây ra một số biến chứng như:

- Xuất huyết

- Nhiễm trùng

- Yếu cơ, cảm giác tê bì

- Sưng và tím bầm tại vị trí đưa kim

- Có thể tái phát. Với khối u tuyến giáp nhiều nhân, chiếu một lần không thể hết được. Vì vậy cần chiếu nhiều lần.

>>>Xem thêm: Dấu hiệu u tuyến giáp là như thế nào?

Giải pháp giúp làm tiêu khối u tuyến giáp nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược

Như vậy, phương pháp đốt sóng cao tần có khá nhiều ưu điểm trong điều trị u tuyến giáp so với phẫu thuật hay dùng thuốc. Tuy nhiên, kỹ thuật này còn khá mới và cũng có thể gây ra một số biến chứng. Chính vì vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể của người bệnh mà các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Khác với các kỹ thuật can thiệp xâm lấn như đốt sóng cao tần, sản phẩm thảo dược tỏ ra ưu việt. Một trong những sản phẩm đã và đang được nhiều người mắc u tuyến giáp tin tưởng sử dụng đó là Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo – một trong những loại rong biển đã được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tuyến giáp. Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu. Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như cao bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao neem giúp giảm nhẹ các triệu chứng cũng như hạn chế tác dụng của các phương pháp điều trị tây y; từ đó nâng cao sức khỏe tuyến giáp và thể trạng người bị u tuyến giáp. Sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ.

 Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với u tuyến giáp

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với u tuyến giáp

Cảm nhận khách hàng

Điển hình là trường hợp của ông Vũ Ngọc (SĐT: 0377811787) đã cải thiện hiệu quả bướu nhân tuyến giáp nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương. 

Từ năm 2013, ông Ngọc có biểu hiện mệt mỏi, nghẹt thở, cảm giác như có gì cuốn vào cổ rất khó chịu. Đi khám thì ông được chẩn đoán bị bướu nhân tuyến giáp. Mặc dù đã dùng mọi phương pháp bao gồm phẫu thuật, uống thuốc nhưng bệnh tình của ông vẫn không có dấu hiệu tốt lên. Nhưng thật vui, nhờ may mắn tìm ra sản phẩm Ích Giáp Vương, ông đã cải thiện được bệnh bướu tuyến giáp của mình. Mời các bạn cùng xem chi tiết chia sẻ của ông trong video sau đây:

Ông Đặng Đức Tạ, sinh năm 1935, ở số nhà 47 đường An Ninh, khu dân cư Thái Hòa 1, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (SĐT: 0961656028)

Ông Đặng Đức Tạ bị cường giáp đã 4 năm. Do không để ý, ông Tạ cứ nghĩ mình chỉ bị cao huyết áp nên căn bệnh cường giáp cứ thế tiến triển. May mắn thay, một lần tình cờ lên mạng, ông tìm thấy một sản phẩm mang tên Ích Giáp Vương đã được nhiều người mắc bệnh tuyến giáp như ông sử dụng cho hiệu quả tích cực nên mua về dùng thử. Thật bất ngờ, chỉ sau gần 2 tháng sử dụng Ích Giáp Vương, tình trạng cường giáp của ông Tạ đã cải thiện một cách đáng kể. Mời các bạn theo dõi chi tiết chia sẻ của ông trong video sau:

Mời độc giả xem thêm kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Doãn Thị Hương phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp trong video sau đây:

Lắng nghe PGS. TS. Đoàn Văn Đệ trả lời câu hỏi bệnh u tuyến giáp là gì, có chữa khỏi được không trong video sau đây:

Xem thêm chuyên gia phân tích về vấn đề ung thư tuyến giáp sống được bao lâu

Qua thông tin mà bài viết chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật điều trị u tuyến giáp bằng đốt sóng cao tần. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp an toàn giúp làm tiêu khối u, cải thiện triệu chứng và giảm bớt tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tây y từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương.

Để được tư vấn về bệnh u tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

 Phương Thúy