Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? là nỗi băn khoăn của nhiều người đang mắc phải bệnh lý này. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ngày càng tăng lên, trong đó hay gặp ở đối tượng nữ giới 30 – 50 tuổi. Tùy theo từng giai đoạn của ung thư tuyến giáp mà mức độ nguy hiểm có thể khác nhau. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư có thể di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Ở Anh, khoảng 1% dân số mắc ung thư tuyến giáp. Con số này là 145 người ở Ireland mỗi năm. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới. Phần lớn ung thư tuyến giáp gặp ở người từ 30 – 50 tuổi. Tỷ lệ các trường hợp bị ung thư tuyến giáp trên toàn thế giới được báo cáo là tăng khoảng 50% trong vòng 30 năm trở lại đây.
Có 4 loại ung thư tuyến giáp chính sau đây:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú: Loại này hay gặp nhất. Cứ khoảng 5 người bị ung thư tuyến giáp thì có 4 người thuộc loại ung thư tuyến giáp thể nhú. Loại ung thư tuyến giáp này thường gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi.
- Ung thư tuyến giáp thể nang: Chiếm 1 trong 10 trường hợp được chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Loại này có xu hướng ảnh hưởng đến người lớn tuổi.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm 1 trong tổng số 20 trường hợp bị ung thư tuyến giáp. Không giống với các loại ung thư tuyến giáp khác, ung thư tuyến giáp thể tủy có thể di truyền trong gia đình.
- Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Ít gặp nhất (tỷ lệ là 1/100) và cũng là loại ung thư tuyến giáp ác tính nhất. Bệnh thường ảnh hưởng đến người từ 60 – 80 tuổi.
Ung thư tuyến giáp thể nhú phổ biến nhất
>>>Xem thêm: Các loại ung thư tuyến giáp hay gặp hiện nay
Nguyên nhân nào gây ung thư tuyến giáp?
Ung thư tuyến giáp xuất hiện do đột biến gen (sự biến đổi cấu trúc của ADN - acid deoxyribonucleic có trong tế bào). Khi gen biến đổi cấu trúc, thông tin di truyền sẽ bị sai lệch, sự phát triển và chết đi của tế bào sẽ bị rối loạn. Một số tế bào phân chia liên tục, ngoài tầm kiểm soát của cơ thể sẽ dẫn đến hình thành khối u, ung thư.
Ngoài nguyên nhân đột biến gen, một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Phơi nhiễm với phóng xạ:
Sự tiếp xúc với tia xạ hồi trẻ có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư tuyến giáp ở một người. Có hai kiểu phơi nhiễm phóng xạ phổ biến: Tia xạ từ lò hạt nhân và các liệu pháp điều trị bệnh. Khi các lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ hoặc cháy nổ, chất phóng xạ có thể gây ô nhiễm không khí. Những người sống trong vùng bị ảnh hưởng sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp. Hay những người trước đó đã từng xạ trị vùng đầu, cổ, ngực vì các bệnh liên quan cũng có nguy cơ cao bị ung thư tuyến giáp.
Người từng tiếp xúc với phóng xạ sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp
- Giới tính:
Phụ nữ có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng cao gấp 3 lần so với nam giới. Có người cho rằng: Nguyên nhân là do hormone giải phóng ra từ chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ hoặc khi mang thai. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh cho điều này.
- Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm: Bệnh Hashimoto, u tuyến giáp, hội chứng Cowden (một bệnh di truyền, hiếm gặp gây ra bất thường trên da và trong niêm mạc miệng, mũi), hội chứng ruột đa nang.
>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh ung thư tuyến giáp
Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Trong giai đoạn đầu ung thư tuyến giáp, ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan trong cơ thể là không đáng kể. Vậy bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư tuyến giáp và việc điều trị.
Khi khối ung thư tuyến giáp có kích thước lớn, sẽ chèn ép vào khí quản, thực quản, thanh quản và gây ra các biểu hiện như:
- Khàn tiếng
- Khó nuốt
- Khó thở
- Đau ở cổ
- Đau khi nuốt
Khi không được điều trị, ung thư có thể phát triển nhanh và di căn sang các cơ quan khác của cơ thể như hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết (còn gọi hệ lympho) được tạo thành từ một mạng lưới các mạch (kênh) và các tuyến (hạch bạch huyết) phân phối khắp cơ thể. Những tuyến này sản xuất các tế bào chuyên biệt cần cho hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Khi ung thư đã di căn sang hệ bạch huyết, có thể lan sang các phần khác trong cơ thể, như xương, mạch máu, cơ quan (tim, gan, phổi…). Cấu trúc và chức năng của các cơ quan mà khối ung thư tuyến giáp di căn đến sẽ bị rối loạn một cách trầm trọng.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn nặng có thể gây di căn
Đối với bệnh ung thư tuyến giáp đã được điều trị bằng phẫu thuật hoặc iod phóng xạ, vẫn có khoảng 5 – 20% bị tái phát. 10 - 15% người mắc có thể bị di căn ra các cơ quan khác như xương. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú sống sót trên 5 năm là 80% nếu ở giai đoạn 1; 55% nếu ở giai đoạn 2. Với giai đoạn 3, 4, tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm sau điều trị là 15 – 35%.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là một trong những cách điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Phương pháp này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, chẳng hạn như:
- Mất tiếng: Xảy ra do thao tác phẫu thuật vô tình cắt phải dây thần kinh thanh quản (kiểm soát giọng nói).
- Suy tuyến cận giáp: Trong quá trình loại bỏ tuyến giáp, bác sĩ phẫu thuật có thể làm tổn thương 4 tuyến cận giáp nhỏ xung quanh tuyến giáp. Nếu điều này xảy ra, người bệnh sẽ bị hạ canxi máu và phải bổ sung hormone cận giáp.
- Suy giáp: Là biến chứng tất yếu của việc cắt bỏ tuyến giáp. Người bệnh sau phẫu thuật sẽ phải uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp cả đời.
Cuối cùng, khi khối ung thư tuyến giáp đã di căn sang nhiều bộ phận khác mà không có biện pháp nào ngăn chặn được, người bệnh có thể tử vong.
Mặc dù, ung thư tuyến giáp có nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ điều trị được là rất cao.
Ung thư tuyến giáp khi phát hiện sớm có thể điều trị được
>>>Xem thêm: Cách điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy
Cải thiện ung thư tuyến giáp nhờ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương
Với thông tin bên trên, các bạn đã biết được: “Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?”. Khi không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, ung thư có thể di căn và phát triển gây chèn ép các cơ quan xung quanh.
Để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn ung thư tuyến giáp tiến triển nặng, người mắc nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo – một trong những loại rong biển đã được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tuyến giáp. Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu. Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như cao bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao neem giúp giảm nhẹ các triệu chứng cũng như hạn chế tác dụng của các phương pháp điều trị tây y; từ đó nâng cao sức khỏe tuyến giáp và thể trạng người bị bệnh. Sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ.
Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với ung thư tuyến giáp
Cảm nhận khách hàng
Bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu cổ bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!
Tư vấn của chuyên gia
Lắng nghe PGS. TS. Trần Đình Ngạn trả lời câu hỏi ung thư tuyến giáp sống được bao lâu trong video dưới đây:
>>>Xem thêm: Chuyên gia phân tích về vấn đề: “Ung thư tuyến giáp có chữa được không?”
Qua bài viết, các bạn đã trả lời được câu hỏi: “Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?”. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp an toàn giúp cải thiện triệu chứng và giảm tiến triển của ung thư tuyến giáp từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương, hãy sử dụng ngay hôm nay, bạn nhé!.
Để được tư vấn về bệnh ung thư tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).
Hữu Đông