Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trên toàn thế giới có khoảng 2 tỷ người bị thiếu hụt iod - nguyên nhân chính gây bệnh bướu giáp. Một trong những căn bệnh bướu giáp đang dần phổ biến hiện nay là bướu giáp lan tỏa. Vậy bướu giáp lan tỏa có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin quan trọng về bướu giáp lan tỏa. 

Thế nào là bướu giáp lan tỏa? 

Bướu giáp lan tỏa là tình trạng tuyến giáp to hơn bình thường và đều cả hai bên thùy. Bướu giáp lan tỏa được chia làm hai loại: Bướu giáp lan tỏa không độc và bướu giáp lan tỏa nhiễm độc. Bệnh đa phần là lành tính, không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên bệnh cũng có thể phát triển thành ung thư nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Hinh-anh-buou-giap-lan-toa-deu-ca-hai-ben-thuy.png

Hình ảnh bướu giáp lan tỏa đều cả hai bên thùy 

Nguyên nhân gây bướu giáp lan tỏa

Việc xác định nguyên nhân gây bướu giáp lan tỏa sẽ giúp người bệnh và chuyên gia y tế tìm ra được cách điều trị phù hợp. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu giáp lan tỏa là do thiếu iod. Khi thiếu iod nhẹ, tỷ lệ mắc bệnh bướu giáp là 5% đến 20%. Với sự thiếu hụt vừa phải, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 20% đến 30%. Còn trong tình trạng thiếu iốt nặng, tỷ lệ mắc bệnh bướu giáp lan tỏa tăng lên trên 30%. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây bướu giáp lan tỏa được liệt kê dưới đây. 

  • Rối loạn tuyến giáp tự miễn hay còn gọi là bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Tuyến giáp của người mắc sẽ to dần lên và có thể được phát hiện bằng cách kiểm tra, sờ nắn hoặc siêu âm. Với tính chất gây viêm nên người bệnh có thể sưng cổ và bị đau trong suốt quá trình bệnh. 
  • Bệnh Graves - một bệnh tuyến giáp tự miễn là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu giáp lan tỏa. Bệnh gây ra các triệu chứng cường giáp: Gầy sút, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi,... 

Bướu giáp lan tỏa có những triệu chứng gì?

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà người bị bướu giáp lan tỏa sẽ có các triệu chứng cũng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đối với bướu giáp lan tỏa không độc ngoài biểu hiện cổ phình to người bệnh thường không có nhiều triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, với trường hợp người mắc bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, người bệnh thường có triệu chứng của cường chức năng tuyến giáp như: 

  • Triệu chứng về tim-mạch: Hay hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim. 
  • Chức năng điều hòa thân nhiệt bị ảnh hưởng: Xuất hiện những cơn nóng bừng, đổ mồ hôi nhiều, nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng. Người bệnh thường khát và uống nhiều nước. 
  • Vấn đề về tiêu hóa: Đi ngoài nhiều lần, phân nát. 
  • Tính cách và khí sắc thất thường: Lo lắng quá mức, dễ bị kích thích, cáu gắt, hay khóc, khó tập trung, cảm giác mệt mỏi nhưng khó ngủ. 

Chẩn đoán bướu giáp lan tỏa

Để chẩn đoán bướu giáp lan tỏa ngoài các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng kết hợp với thăm khám lâm sàng (bằng cách sờ nắn xem thấy có thấy một khối bướu ở giữa cổ, bướu có ranh giới rõ, không dính vào da, không đau, di động khi nuốt). Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm sau: 

  • Xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu: Giúp định lượng nồng độ hormone tuyến giáp. 
  • Siêu âm tuyến giáp: Là phương pháp quan trọng để chẩn đoán bướu giáp lan tỏa.
  • Chụp xạ hình tuyến giáp: Cho biết hình thái, chức năng của tuyến giáp, giúp phân biệt bướu giáp lan tỏa và bướu giáp nhân. Nếu là bướu giáp lan tỏa thì iod phóng xạ phân bố đều khắp tuyến giáp. Còn bướu giáp nhân thì tuyến giáp sẽ bắt xạ tại một vùng bên trong bướu giáp. 

So-nan-de-phat-hien-hinh-thai-khac-thuong-cua-tuyen-giap.png

Sờ nắn để phát hiện hình thái khác thường của tuyến giáp

Hotline 0902207582.png

Tiến triển và biến chứng của bướu giáp lan tỏa

Tiến triển của bướu giáp lan tỏa tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như thời gian xuất hiện bướu, độ xơ hóa của bướu. Nhìn chung bướu giáp lan tỏa thường tiến triển rất chậm, kéo dài nhiều năm, một số ít có biến chứng khác như: 

  • Bướu cổ to chèn ép khí quản gây ngạt thở, chèn ép thực quản gây khó nuốt hoặc chèn ép vào dây thần kinh gây giọng khàn, phát âm khó và hai giọng. 
  • Xuất huyết trong bướu: Bướu to nhanh, đau và nóng. 

Với bướu giáp lan tỏa độc, khi bướu tăng tiết quá nhiều hormone sẽ khiến người mắc đối diện với cơn bão giáp với các biểu hiện như: Sốt cao, vã mồ hôi, mê sảng,... Đây là tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời. 

Các phương pháp điều trị bướu giáp lan tỏa 

Mục đích điều trị bướu giáp lan tỏa là điều hòa hormone tuyến giáp và thu nhỏ kích thước khối bướu. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bướu giáp lan tỏa, bạn hãy xem xét và kết hợp với chỉ định của chuyên gia y tế để chọn phương pháp phù hợp. 

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là phương pháp đầu tay trong việc cải thiện bướu giáp lan tỏa. Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau mà người mắc sẽ được chỉ định các phương án điều trị cụ thể.

  • Nếu bướu giáp do thiếu iod thì có thể đưa iod vào điều trị và dự phòng dưới dạng muối ăn trong 6 tháng. 
  • Nếu bướu giáp không do thiếu iod thì được điều trị bằng Thyroxin nhằm làm giảm phì đại tuyến giáp. Thuốc thường được uống vào bữa ăn sáng để được hấp thu tốt và tránh gây mất ngủ. 

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật với những trường hợp như: Bướu giáp quá lớn gây chèn ép, bướu giáp to vào trong lồng ngực,... Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải biến chứng suy giáp, do vậy bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bằng Thyroxin để đề phòng bướu giáp to trở lại.

Điều trị bướu giáp lan tỏa theo dân gian

Ngoài việc lựa chọn điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật bạn có thể áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị bướu giáp lan tỏa. Dưới đây là một số cách điều trị bướu giáp lan tỏa theo dân gian mà bạn có thể tham khảo. 

Chữa bướu cổ lan tỏa bằng quả đu đủ

Sử dụng một quả đu đủ non, chẻ đôi và hơ nóng trên bếp. Bọc đu đủ vừa hơ bằng một chiếc khăn mỏng rồi chườm lên cục bướu và những vùng xung quanh bướu. Thực hiện hàng ngày trong 2-3 tuần, mỗi ngày 7-9 lần cho tới khi bướu xẹp và biến mất. 

Cải xoong chữa bướu cổ lan tỏa

Ngoài đu đủ, bạn có thể sử dụng cải xoong để điều trị bướu cổ lan tỏa theo cách sau:

  • Giã nát một lượng cải xoong tươi và đắp lên vị trí bướu cổ từ 15-20 phút sau đó rửa sạch và lau khô. Thực hiện đều đặn hàng ngày để thấy được hiệu quả. 
  • Cải xoong phơi khô rồi xay thành bột, dùng hai muỗng pha uống mỗi ngày. 

Vỏ quả chanh trị bướu cổ lan tỏa

Lấy một lượng vỏ chanh rửa sạch bằng nắm tay bỏ vào ấm. Sau đó cho nước lọc vào đun sôi, vặn lửa nhỏ và tiếp tục đun trong 20 phút. Dùng nước vừa đun uống hàng ngày thay thế nước lọc, nếu uống được càng đặc càng tốt. 

Tac-dung-than-ki-cua-vo-qua-chanh-trong-dieu-tri-buou-giap-lan-toa.png

Tác dụng thần kì của vỏ quả chanh trong điều trị bướu giáp lan tỏa

Đông y điều trị bướu giáp lan tỏa

Bên cạnh các phương pháp dân gian, người mắc bướu cổ lan tỏa có thể áp dụng các bài thuốc đông y sau:

Bài thuốc số 1

Hải đới, côn bố, trần bì, hải tảo, hoàng dược tử mỗi loại 10g; Thanh mộc hương, long đờm thảo, cát cánh mỗi loại 6g; Hải cáp phấn 15g; Hải phiêu tiêu 30g; Bạch giới tử 19g. 

Sắc lấy nước trong vòng 1-2 tiếng, ngày uống 1-2 lần. 

Bài thuốc số 2

Cây xạ đen khô 25g; Cây cải trời 25g; Ké đầu ngựa 15g. 

Sắc với 1,5 lít nước và uống trong ngày. Uống hàng ngày liên tục trong vòng 2 tháng. 

Bài thuốc số 3

Nhân sâm, bạch truật, ngưu tất mỗi loại 4g; Mạch môn, ngũ vị tử mỗi loại 8g; Thục địa 6g; Phụ tử tế 2g. 

Sắc nước uống khi còn ấm. 

Các phương pháp điều trị bướu giáp lan tỏa như sử dụng thuốc tây, phẫu thuật hay áp dụng những bài thuốc dân gian, đông y đều là một quá trình yêu cầu người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt trong thời gian dài. Do đó để giảm bớt thời gian chuẩn bị, sắc nấu các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược có thành phần chính là hải tảo để tiện lợi cho việc sử dụng và nâng cao hiệu quả trong điều trị bướu giáp lan tỏa. 

Y học hiện đại ngày nay đã chứng minh, hải tảo có công dụng bổ sung lượng iod tự nhiên cho cơ thể, điều hòa hormon tuyến giáp, phòng ngừa bướu cổ và đặc biệt là tăng cường hệ miễn dịch. Thấy được tác dụng tuyệt vời của hải tảo, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Ích Giáp Vương.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương chứa thành phần chính hải tảo kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Khổ sâm nam, bán biên niên, ba chạc,... có tác dụng: 

  • Hỗ trợ giảm sự tiến triển của bướu cổ lành tính, giảm nguy cơ bướu cổ do thiếu iod
  • Hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bướu tuyến giáp.

Ich-Giap-Vuong-Giai-phap-cho-nguoi-bi-buou-co-lan-toa.jpg

Ích Giáp Vương - Giải pháp cho người bị bướu cổ lan tỏa

Mua ngay Ích Giáp Vương để cải thiện bệnh bướu giáp lan toả sớm nhất

icon-mua-ngay-1.png

Một số câu hỏi thường gặp

Ngoài các băn khoăn về bệnh lý, nhiều người mắc có rất nhiều thắc mắc về chế độ dinh dưỡng như:

Bướu giáp lan tỏa nên ăn gì?

  • Với người mắc bướu giáp lan tỏa không độc nên bổ sung các loại rau củ (rau có màu sẫm, cam, quýt, cà rốt,...) và cung cấp thêm iod cho cơ thể. 
  • Với người mắc bướu giáp lan tỏa có độc ngoài bổ sung các thực phẩm như người mắc bướu giáp lan tỏa không độc thì nên ăn thêm một số thực phẩm khác như: Thực phẩm giàu đạm calo, thực phẩm giàu kẽm và canxi, vitamin A, E,... 

Bướu giáp lan tỏa kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm mà người mắc bướu giáp lan tỏa không nên ăn: Thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt cừu,…); Sữa và các sản phẩm từ sữa; Đường và các thực phẩm nhiều đường; Gia vị cay, nóng, chất kích thích; Đồ uống có cồn. 

Bướu giáp lan tỏa là gì, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp người mắc có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Bên cạnh việc điều trị bướu giáp lan tỏa bằng tây y, dân gian, đông y thì bạn cũng nên cân nhắc tham khảo các sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương nhé.

Link tham khảo:

https://medical-dictionary.thefreedictionary.com/diffuse+toxic+goiter

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829

https://emedicine.medscape.com/article/120034-overview