Rất nhiều người thắc mắc: “U tuyến giáp có lây không”. Do tính chất của bệnh u tuyến giáp là có khả năng di truyền nên một số thành viên trong gia đình có thể cùng mắc đồng thời. Thậm chí khi tiếp xúc với người bệnh, mọi người thường lo lắng sợ lây nhiễm. Để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, xem ngay bài viết nhé!

Thế nào là u tuyến giáp?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, nằm ở phía trước cổ, có hình bướm. Vai trò của nó là điều hòa các quá trình trao đổi chất trong cơ thể như chuyển hóa năng lượng, thân nhiệt, nhịp tim,... Muốn biết u tuyến giáp có lây không, trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem u tuyến giáp là bệnh gì. U tuyến giáp là một bệnh lý hay gặp ở nữ giới hơn nam giới. Có 2 loại u tuyến giáp đó là: Lành tính và ác tính.

- U tuyến giáp lành tính (adenoma tuyến giáp): Là sự phát triển của các nhân giáp nhỏ bắt nguồn từ lớp tế bào lót bề mặt bên trong của tuyến giáp. Các u lành này cũng có thể tiết ra hormone tuyến giáp. Trong một số trường hợp, các khối u này gây nên tình trạng cường giáp (nhân giáp hoạt động quá mức) và cần được điều trị. Về tiên lượng của u tuyến giáp lành tính, chỉ có khoảng 5%  chuyển thành u tuyến giáp ác tính.

- U tuyến giáp ác tính: Còn gọi là ung thư tuyến giáp, ít gặp hơn u tuyến giáp lành tính. Loại này thường xảy ra ở những người đã từng xạ trị vùng đầu, cổ, ngực. Tuy nhiên những người không hề có một yếu tố nguy cơ nào cũng có thể mắc bệnh. Hầu hết ung thư tuyến giáp đều có thể chữa được nếu được phát hiện sớm. Ung thư thể nhú và nang có tiên lượng tốt nhất. Hơn 98% bệnh nhân ung thư thể nhú vẫn sống sau 5 năm. Chỉ có 11% tiếp tục tiến triển xấu. Ung thư tuyến giáp thể tủy ít gặp hơn tuy nhiên tiên lượng xấu. Thể cuối cùng là ung thư tuyến giáp không biệt hóa, hiếm gặp nhưng nếu mắc thì bệnh nhân thường tử vong sớm.

Dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp ác tính bao gồm:

 + Chỉ có một nhân giáp (thay vì nhiều nhân)

 + Nhân này không có chức năng (kiểm tra bằng chụp cắt lớp tuyến giáp)

 + Sờ thấy khối rắn thay vì chứa đầy chất lỏng (nang giáp)

 + Nhân cứng, phát triển nhanh

 

U tuyến giáp khá phổ biến

>>>Xem thêm: Cách phân biệt u tuyến giáp lành tính và ác tính chuẩn nhất!

Biểu hiện của u tuyến giáp

Hầu hết các u tuyến giáp không có biểu hiện rõ ràng, đáng chú ý. Khi khối u đủ lớn người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

- Tuyến giáp bị mở rộng (gọi là bướu cổ)

- Đau ở cổ

- Khó nuốt

- Khó thở

- Khản tiếng

Nếu các nhân tuyến giáp sản xuất quá mức hormone, người bệnh sẽ có các biểu hiện của cường giáp:

- Nhịp tim nhanh, bất thường

- Giảm cân đột ngột

- Yếu cơ

- Rối loạn giấc ngủ

- Căng thẳng, lo lắng

 Lo lắng, căng thẳng có thể là biểu hiện của u tuyến giáp

Lo lắng, căng thẳng có thể là biểu hiện của u tuyến giáp

Nếu u tuyến giáp do bệnh Hashimoto thì người bệnh sẽ có các triệu chứng của suy giáp, bao gồm:

- Mệt mỏi kéo dài

- Táo bón

- Tăng cân không kiểm soát được

- Nhạy cảm với lạnh

- Da, tóc khô

- Móng giòn, dễ gãy

>>>Xem thêm: Xem ngay các dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp

U tuyến giáp có lây không?

Để trả lời cho câu hỏi “u tuyến giáp có lây không”, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra u tuyến giáp, xem đây có phải bệnh lý do vi khuẩn, virus có khả năng lây truyền không?

Các nguyên nhân gây u tuyến giáp bao gồm:

- Sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch: Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này. Bình thường, mỗi giây trong cơ thể chúng ta đều có những tế bào mới được sinh ra và các tế bào già, lỗi, lạ bị chết đi, gọi là “quá trình chết theo chương trình của tế bào”, quá trình này được kiểm soát chặt chẽ với vai trò quan trọng của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn, các tế bào lạ, già, lỗi sẽ không bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng giữa quá trình sinh ra và chết đi của tế bào, hệ quả là gây tăng sinh tế bào, hình thành nên khối u tuyến giáp lành tính. Nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến dị sản, loạn sản và sinh ra khối u ác tính. 

Sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch là nguyên nhân chính gây u tuyến giáp 

Sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch là nguyên nhân chính gây u tuyến giáp

- Thiếu iod trong khẩu phần ăn: Đôi khi cũng có thể gây ra u tuyến giáp. Ở những khu vực vùng núi cao, số người mắc u tuyến giáp cao hơn so với đồng bằng và miền biển.

- Sự phát triển quá mức của các mô tuyến giáp khỏe mạnh: Gọi là adenoma tuyến giáp, lành tính, không nguy hiểm. Đôi khi các nhân giáp sản xuất quá mức hormone và dẫn đến cường giáp.

- Nang giáp: Các nang tuyến giáp chứa đầy dịch lỏng là kết quả của sự thoái hóa u lành tuyến giáp (adenoma).

- Bướu tuyến giáp đa nhân: Bướu cổ là một thuật ngữ dùng để mô tả sự mở rộng bất thường của tuyến giáp, do thiếu hụt iod hoặc bệnh lý nào đó tại tuyến này. Bướu cổ đa nhân chứa nhiều nhân riêng biệt.

- Ung thư tuyến giáp: Mặc dù tỷ lệ u tuyến giáp ác tính là nhỏ, nhưng khi có các yếu tố nguy cơ nhất định sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp đó là:

- Đã từng chụp X quang tuyến giáp hồi nhỏ

- Đã từng mắc bệnh tuyến giáp (viêm tuyến giáp, bệnh Hashimoto)

- Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh u tuyến giáp

- Trên 60 tuổi

U tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Tuy nhiên, một khi đã bị ở nam giới thì nguy cơ ác tính (ung thư) rất cao.

Như vậy, u tuyến giáp có nguyên nhân không phải do sự nhiễm virus hay vi khuẩn, do đó bệnh không hề lây nhiễm. Nếu người thân hay bạn bè của bạn nhỡ may mắc bệnh lý này thì cũng đừng lo lắng khi nói chuyện hay tiếp xúc nhé. Một số người hiểu sai về u tuyến giáp, nghĩ rằng có lây, dẫn đến kỳ thị người bị bệnh. Tuy nhiên, do u tuyến giáp có liên quan đến di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình có bố mẹ bị bệnh thì con cũng có nguy cơ mắc. Vì vậy, nếu trong gia đình đã từng có người thân cận huyết bị các bệnh tuyến giáp, các thành viên khác nên đi khám để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây u tuyến giáp

Chẩn đoán u tuyến giáp bằng cách nào?

Nếu bạn nghi ngờ mình bị u tuyến giáp thì nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Để làm rõ chẩn đoán, các bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi như:

- Bạn đã từng xạ trị (điều trị bằng chiếu tia xạ) ở các vùng đầu, cổ trước đây chưa?

- Trong gia đình bạn có ai đã từng bị bệnh này chưa?

- Bạn đã từng mắc bệnh tuyến giáp nào khác không? (bệnh tuyến giáp khác như suy giáp, cường giáp)?

Bác sĩ sẽ sử dụng một số kỹ thuật xét nghiệm để chẩn đoán và đánh giá khối u tuyến giáp. Các kỹ thuật bao gồm:

- Siêu âm tuyến giáp: Giúp đánh giá cấu trúc nhân tuyến giáp

- Chụp cắt lớp tuyến giáp (scan): Để xem nhân giáp là nóng, lạnh hay ấm

- Sinh thiết: Kỹ thuật này sẽ lấy một ít mô nhân tuyến giáp để đem đi phân tích

- Xét nghiệm máu: Để đo nồng độ hormone tuyến giáp và hormone tuyến yên TSH (thyroid stimulating hormone)

CT scan giúp chẩn đoán u tuyến giáp 

CT scan giúp chẩn đoán u tuyến giáp

>>>Xem thêm: U tuyến giáp nên kiêng ăn gì để mau khỏi?

Làm thế nào để điều trị u tuyến giáp?

Lựa chọn phương pháp điều trị u tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào kích thước và loại u (lành tính, ác tính).

Nếu là u lành và không gây nhiều khó chịu, bạn sẽ không phải điều trị mà chỉ cần theo dõi và thăm khám tuyến giáp định kỳ. Một khi u tuyến giáp là lành tính thì sẽ hiếm chuyển thành ác tính. Tuy nhiên, bạn có thể được chỉ định tiến hành làm sinh thiết để loại trừ ung thư.

Nếu u tuyến giáp chứa các nhân nóng (xác định dựa trên scan) sản xuất quá mức hormone, liệu pháp iod phóng xạ hoặc phẫu thuật sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, người bệnh dễ bị biến chứng suy giáp, vì vậy, thuốc thay thế hormone tổng hợp sẽ giúp điều trị tình trạng này.

Bác sĩ sẽ thực hiện dẫn lưu u tuyến giáp nếu nó chứa quá nhiều dịch lỏng.

Hiện nay chưa có cách đặc hiệu để phòng ngừa u tuyến giáp. Tuy nhiên, hãy thực hiện một lối sống lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống đủ chất để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa u tuyến giáp bạn nhé!

>>>Xem thêm: Cây cải trời chữa BƯỚU CỔ là bài thuốc thực hiện như thế nào?

Làm tiêu khối u tuyến giáp dễ dàng từ sản phẩm chứa hải tảo

Có nhiều yếu tố gây nên u tuyến giáp, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Vì thế, để khắc phục triệt để u tuyến giáp thì cần tác động vào “phần gốc” này. Do vậy, mục tiêu điều trị là: Ổn định miễn dịch, điều hòa chức năng tuyến giáp, làm mềm và giảm kích thước u bướu, giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, các phương pháp tây y thường chưa chú trọng về vấn đề nâng cao miễn dịch, tăng cường chức năng tuyến giáp, do đó chưa giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, giới chuyên gia đánh giá cao việc bổ sung sản phẩm thảo dược trong quá trình điều trị, tiêu biểu là Ích Giáp Vương. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính hải tảo, kết hợp với cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao lá neem, magnesi, kali iodid có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị các rối loạn ở tuyến giáp, điều hòa chức năng hoạt động của tuyến giáp, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến giáp. Từ đó, có thể tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh u tuyến giáp.

Ích Giáp Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị u tuyến giáp

Ích Giáp Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị u tuyến giáp

Hải tảo là một loài thực vật biển có nhiều iod hữu cơ – iod liên kết dưới dạng phân tử với các hợp chất hữu cơ. Khi vào cơ thể, iod được giải phóng từ từ thay vì tập trung hoàn toàn ở tuyến giáp như iod vô cơ khác. Do đó, iod trong hải tảo có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng tuyến giáp cũng như các hoạt động bình thường khác của cơ thể. Hơn nữa, hải tảo cũng là thực phẩm rất giàu selen, một khoáng chất hỗ trợ chuyển đổi hormone tuyến giáp một cách bình thường trong cơ thể. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đề xuất người bệnh nên bổ sung khoảng 150µg iod và 55µg selen mỗi ngày. Do đó, việc sử dụng hải tảo sẽ giúp cung cấp lượng selen cần thiết cho cơ thể, góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát các rối loạn tại tuyến giáp, trong đó có u tuyến giáp. Theo đông y, hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u bướu ở cổ. 

Hải tảo kết hợp với cao lá neem, magnesi và kali iodid giúp điều hòa hệ miễn dịch, tác động vào nguyên nhân sâu xa của bệnh u tuyến giáp. Cao lá neem không chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch mà y học cổ truyền còn sử dụng vị thuốc này như thần dược để điều trị bệnh ung thư trong nhiều thế kỷ. Các thành phần như nimbolide và azadirachtin trong lá neem được cho là có đặc tính chống ung thư - nó có khả năng gây chết tế bào, ức chế tăng sinh tế bào và phục hồi phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào khối u, giúp phòng ngừa ung thư tuyến giáp. Cao khổ sâm nam, hải tảo và kali iodid giúp làm mềm và thu nhỏ kích thước u bướu. Hải tảo, cao lá neem và magnesi giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như: Ổn định nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt,... Kali iodid có vai trò điều hòa hormone tuyến giáp. Nhờ vậy, Ích Giáp Vương được coi là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị u tuyến giáp hiệu quả, an toàn mà không cần phẫu thuật.

Như vậy, việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương là điều cần thiết, có tác dụng bổ sung dưỡng chất để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, thu nhỏ kích thước u tuyến giáp. Quan trọng hơn nữa, sản phẩm còn giúp điều hòa hệ miễn dịch trong cơ thể - tác động trực tiếp vào phần “gốc” của bệnh và phòng tránh nguy cơ tái phát hiệu quả, an toàn. 

Cảm nhận khách hàng

Điển hình là trường hợp của ông Vũ Ngọc (SĐT: 0377811787) đã cải thiện hiệu quả bướu nhân tuyến giáp nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương. 

Từ năm 2013, ông Ngọc có biểu hiện mệt mỏi, nghẹt thở, cảm giác như có gì cuốn vào cổ rất khó chịu. Đi khám thì ông được chẩn đoán bị bướu nhân tuyến giáp. Mặc dù đã dùng mọi phương pháp bao gồm phẫu thuật, uống thuốc nhưng bệnh tình của ông vẫn không có dấu hiệu tốt lên. Nhưng thật vui, nhờ may mắn tìm ra sản phẩm Ích Giáp Vương, ông đã cải thiện được bệnh bướu tuyến giáp của mình. Mời các bạn cùng xem chi tiết chia sẻ của ông trong video sau đây:

Chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, ở số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh)

Chị Trang từng bị suy giáp sau khi phẫu thuật cường giáp basedow. Trình trạng bệnh khiến chị luôn mệt mỏi, chân tay run, thở yếu, đờ đẫn, bỏ bê nhà cửa, chồng con. Chị có uống thuốc nhưng mãi mà không thấy đỡ, lại mệt hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, hay cáu gắt. Thế nhưng chỉ sau 2 tháng dùng Ích Giáp Vương, các triệu chứng của bệnh cứ đỡ dần. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,... Mời các bạn cùng theo dõi chia sẻ cụ thể về quá trình điều trị bệnh của chị Trang trong video sau đây:

Mời độc giả xem thêm kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp trong video sau đây:

Lắng nghe PGS. TS. Đoàn Văn Đệ trả lời câu hỏi bệnh u tuyến giáp là gì, có chữa khỏi được không trong video sau đây:

Xem thêm chuyên gia phân tích về vấn đề ung thư tuyến giáp sống được bao lâu

Qua thông tin bài viết chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi u tuyến giáp có lây không. Đồng thời, với giải pháp an toàn giúp làm tiêu khối u, cải thiện triệu chứng và giảm bớt tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tây y từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương, chất lượng cuộc sống của người bệnh u tuyến giáp sẽ được cải thiện.

Để được tư vấn về bệnh u tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thùy Trang