Suy giáp là một rối loạn của tuyến giáp, xuất hiện do sự thiếu hụt hormone giáp, gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vậy làm thế nào để chẩn đoán suy giáp? Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời cho câu hỏi trên. Suy giáp hay gặp nhất ở nữ, nhất là trong khi mang thai. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% ở nữ và 0,1% ở nam, tỷ lệ suy giáp sẽ cao hơn ở những vùng có bướu cổ địa phương.
Chẩn đoán suy giáp thế nào?
Để chẩn đoán suy giáp, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng này. Việc chẩn đoán sẽ gồm có chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt.
Chẩn đoán xác định
Với những trường hợp điển hình, các triệu chứng lâm sàng thường thể hiện rõ và việc chẩn đoán sẽ rất dễ dàng. Trong những trường hợp có tuyến giáp lớn hoặc đã điều trị bằng iod phóng xạ hoặc đã từng phẫu thuật tuyến giáp, nên nghĩ ngay đến suy giáp.
Chẩn đoán suy giáp tiên phát: TSH là xét nghiệm tốt nhất giúp chẩn đoán xác định. Trong trường hợp TSH bình thường cần loại trừ suy giáp tiên phát. Nếu TSH tăng rõ (>20(U/ml)) thì chẩn đoán là suy giáp. Nếu TSH tăng nhẹ (<20(U/ml)), cần định lượng thêm nồng độ T4 tự do trong máu (FT4). Nếu FT4 thấp thì sẽ là suy giáp lâm sàng, nếu FT4 bình thường sẽ kết luận là suy giáp dưới lâm sàng (subclinical). Những trường hợp này thường nhẹ, nhưng TSH tăng giúp duy trì T4 bình thường, triệu chứng lâm sàng ở những trường hợp này không rõ.
Chẩn đoán suy giáp thường dựa vào đo nồng độ hormone tuyến giáp
Chẩn đoán suy giáp thứ phát: Trong trường hợp có tổn thương ở tuyến yên, TSH thường giảm, nhưng cũng có khi bình thường. Do đó cần định lượng FT4, không nên chỉ dựa vào định lượng TSH để chẩn đoán suy giáp thứ phát. Những trường hợp này nên thăm dò thêm chức năng của tuyến yên và vùng dưới đồi.
Chẩn đoán phân biệt
Suy giáp cũng có thể bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác hoặc các tình trạng sinh lý khác.
Tuổi già: Khi tuổi cao, cơ thể thường bị suy thoái, các vận động cũng trở nên chậm chạp hơn về cả tinh thần và thể chất, da khô, tóc thường gãy rụng nhiều hơn, độ chịu lạnh cũng kém, độ tập trung I-131 cũng có thể giảm. Các biểu hiện trên cũng gặp trong suy giáp.
Suy giáp cần chẩn đoán phân biệt với dấu hiệu của tuổi già
Suy thận mạn: Trong bệnh lý này, cơ thể có biểu hiện chán ăn, chậm chạp, phù nhẹ, thiếu máu. Cách chẩn đoán phân biệt suy giáp với suy thận mạn đó là dựa vào chỉ số huyết áp, ure, creatinin máu...
Hội chứng thận hư: Tình trạng này thường có phù, thiếu máu, cholesterol máu tăng. Cách phân biệt hai bệnh lý này đó là dựa vào hội chứng thể dịch và nước tiểu.
Bệnh Langdon Down: Trí tuệ, tay chân kém phát triển, lùn nhưng trẻ năng động hơn, da không khô, mắt xếch, mống mắt có vết trắng (Brushfield).
Thiếu máu, suy dinh dưỡng: Da tái, phù nhẹ, tóc lông có thể rụng nhưng tinh thần không chậm chạp, cholesterol máu không tăng, cần xét nghiệm sinh hóa, hormone tuyến giáp để phân biệt.
Béo phì: Tăng cân, nặng nề trong vận động, cholesterol máu tăng, nhưng lông tóc không rụng, tinh thần bình thường, không sợ lạnh, mạch không chậm, thở không chậm.
>>>XEM THÊM BỆNH SUY GIÁP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG TẠI ĐÂY!
Giải pháp hiệu quả giúp cải thiện suy giáp từ thảo dược
Như vậy, bên trên là cách chẩn đoán suy giáp mà bạn đọc có thể tham khảo. Việc phát hiện sớm suy giáp giúp ích rất nhiều cho việc điều trị tình trạng này. Suy giáp là một tình trạng mạn tính nên việc điều trị thường kéo dài suốt đời.
Chính vì vậy, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược trong kiểm soát suy giáp đang ngày càng được nhiều người quan tâm bởi tính an toàn cũng như là hiệu quả lâu dài mà giải pháp này mang lại. Một trong những sản phẩm nổi tiếng chuyên sử dụng để hỗ trợ kiểm soát các vấn đề về tuyến giáp hiện nay đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Đây là sản phẩm có chứa thành phần chính là hải tảo, kết hợp với khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, neem, KI và MgCl2. Hải tảo có chứa lượng iod dồi dào, giúp bổ sung iod thiếu hụt cho có thể người bị suy giáp, đồng thời còn có tác dụng làm mềm khối bướu cổ, rất có ích trong trường hợp suy giáp có kèm bướu. Cùng với các thành phần khác như khổ sâm, neem, ba chạc,… giúp giảm viêm, giảm sưng, đau ở tuyến giáp, cải thiện tình trạng viêm tuyến giáp Hashimoto – một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến suy giáp hiện nay. Không chỉ vậy, các thành phần trong Ích Giáp Vương còn giúp giảm các triệu chứng của suy giáp như điều hòa thân nhiệt, giảm cholesterol máu, chống mệt mỏi, ổn định tim mạch, huyết áp. Vì vậy, đây chính là sản phẩm toàn diện cho người bị suy giáp cũng như là các vấn đề tuyến giáp khác.
Cơ chế cải thiện suy giáp của các thành phần trong sản phẩm Ích Giáp Vương
Mời độc giả cùng xem thêm chia sẻ của những người đã cải thiện suy giáp nhờ Ích Giáp Vương
Điển hình là trường hợp của chị Phạm Thị Thanh Huyền, 42 tuổi (trú tại TP Thái Nguyên, SĐT: 0975 226 585) đã kiểm soát hiệu quả suy giáp bằng thảo dược Ích Giáp Vương. Chị Huyền đã gặp những triệu chứng như thế nào, quá trình điều trị của chị ra sao, hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của chị Huyền TẠI ĐÂY.
Khách hàng sau khi sử dụng Ích Giáp Vương cũng vui mừng chia sẻ qua số Zalo của số hotline 0902207582. Chị Tâm ở Lạng Sơn đã cải thiện tình trạng suy giáp, cụ thể là kinh nguyệt đỡ bị rối loạn hơn, ngủ ngon giấc hơn nhờ sử dụng Ích Giáp Vương:
Ích Giáp Vương nhận được nhiều đánh giá tích cực trong cải thiện các rối loạn tuyến giáp từ phía các chuyên gia
Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm, xin mời lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với bệnh tuyến giáp: “Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, giúp làm mềm làm bé đi các khối u bướu. Hơn nữa, hải tảo cũng có chứa hàm lượng iod cao, từ đó giúp bổ sung iod cho người bị bệnh suy giáp, giúp giảm nhiễm độc tuyến giáp…”.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn độc những kiến thức bổ ích về cách chẩn đoán suy giáp chính xác và phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát tình trạng này nhờ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương.
Để được tư vấn về bệnh suy giáp cũng như các bệnh lý tuyến giáp khác và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).
Phương Thùy