Nhược năng tuyến giáp hay suy giáp (còn gọi là tuyến giáp hoạt động kém) là một bệnh lý của tuyến giáp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bị bệnh. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng khá nguy hiểm. Để có cái nhìn tổng quan về bệnh lý này, mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!
Nhược năng tuyến giáp là gì?
Nhược năng tuyến giáp là một tình trạng trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Phụ nữ, đặc biệt là những người trên 60 tuổi có nhiều khả năng bị suy giáp. Bệnh lý này làm rối loạn cân bằng phản ứng hóa học bình thường trong cơ thể.
>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh nhược năng tuyến giáp
Nguyên nhân gây nhược năng tuyến giáp
Suy giáp có thể do một số nguyên nhân bao gồm:
- Bệnh tự miễn: Bệnh Hashimoto là rối loạn tự miễn phổ biến nhất dẫn đến suy giáp, trong đó, hệ miễn dịch của cơ thể sinh ra các tự kháng thể tấn công các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Một số nhà khoa học cho rằng virus, vi khuẩn có thể là yếu tố kích hoạt quá trình này.
- Điều trị cường giáp: Các liệu pháp iod phóng xạ, thuốc kháng giáp trong điều trị bệnh cường giáp có thể dẫn đến suy giáp.
- Phẫu thuật tuyến giáp: Việc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cũng có thể gây suy giáp.
- Xạ trị: Bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư vùng đầu và cổ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và có thể dẫn đến suy giáp.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể góp phần gây suy giáp như lithium (loại thuốc hay được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần).
Một số nguyên nhân không phổ biến của suy giáp đó là:
- Do bẩm sinh: Một số em bé sinh ra đã có tuyến giáp bị khiếm khuyết hoặc không có tuyến giáp, trường hợp này gọi là suy giáp bẩm sinh.
- Rối loạn tuyến yên: Một nguyên nhân hiếm gặp của suy giáp đó là sự rối loạn chức năng của tuyến yên (u lành tính của tuyến yên).
- Mang thai: Một số phụ nữ bị suy giáp trong hoặc sau khi mang thai (suy giáp sau sinh), thường là do cơ thể của họ sản xuất các tự kháng thể chống lại tuyến giáp.
- Thiếu iod: Iod rất cần thiết cho việc sản xuất các hormone tuyến giáp. Thiếu iod là có thể gây bướu cổ đơn thuần và cả suy giáp.
>>>Xem thêm: Da tái mét nhợt nhạt do nhược năng tuyến giáp. Cách khắc phục tại đây!
Triệu chứng của nhược năng tuyến giáp
Các triệu chứng của nhược năng tuyến giáp sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt hormone tuyến giáp. Thường bệnh không có biểu hiện ở giai đoạn đầu nhưng khi sự trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng thực sự bởi nồng độ hormone tuyến giáp thấp thì sẽ phát triển một số dấu hiệu như:
- Mệt mỏi
- Không chịu được lạnh
- Táo bón
- Da khô
- Tăng cân
- Mặt sưng phù
- Khàn tiếng
- Yếu cơ
- Nồng độ cholesterol trong máu cao
- Đau cơ, cứng khớp
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường
- Rụng tóc
- Nhịp tim chậm hơn bình thường
- Trầm cảm
- Trí nhớ kém
>>>Xem thêm: Những triệu chứng nào khẳng định tôi bị nhược năng tuyến giáp?
Biến chứng của nhược năng tuyến giáp
Khi suy giáp không được điều trị, một số biến chứng có thể xảy ra như:
- Bướu cổ: Khi tuyến giáp bị kích thích sản xuất hormone liên tục để bù lại lượng thiếu hụt do suy tuyến giáp, có thể sẽ làm tăng kích thước của tuyến giáp, gây bướu cổ.
- Các vấn đề về tim mạch: Xơ vữa động mạch, suy tim.
- Các rối loạn về tâm thần: Trầm cảm.
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Các dây thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương do suy giáp dẫn đến: Đau, tê, ngứa ran ở cánh tay hoặc chân.
- Vô sinh: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ ngăn cản sự rụng trứng và có thể dẫn đến vô sinh.
- Các biến chứng trong thai kỳ: Sảy thai và một số biến chứng khác như tiền sản giật hoặc sinh non.
- Chứng phù niêm (chịu lạnh kém, buồn ngủ, hôn mê, mất tri giác): Chỉ xảy ra khi suy giáp tiến triển đến giai đoạn nặng.
>>>Xem thêm: Nhược năng tuyến giáp có thể biến chứng thành tiểu đường
Điều trị nhược năng tuyến giáp như thế nào?
Hiện nay, phương pháp điều trị nhược giáp đó là sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp tổng hợp (Levothyroxine). Vì liều lượng của thuốc có thể sẽ cần điều chỉnh trong quá trình điều trị nên người bệnh có thể sẽ cần phải đi kiểm tra nồng độ hormone TSH hai đến ba tháng một lần.
Một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu levothyroxine như đậu nành, chất xơ hoặc một số loại thuốc như: Sắt, cholestyramine, nhôm oxyd (có trong thuốc kháng acid dạ dày), chế phẩm bổ sung canxi.
>>>Xem thêm: Nhược năng tuyến giáp có nguy hiểm không?
Cải thiện nhược năng tuyến giáp nhờ sử dụng sản phẩm từ thảo dược
Như vậy, bên trên là một số thông tin hữu ích về tình trạng nhược năng tuyến giáp. Nếu nhược năng tuyến giáp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng khá nguy hiểm.
Để điều trị suy giáp hiệu quả, song song với việc dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược. Điển hình cho dòng sản phẩm này không thể không nhắc đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Đây là sản phẩm có chứa thành phần chính là hải tảo, kết hợp với khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, neem, KI và MgCl2. Hải tảo có chứa lượng iod dồi dào, giúp bổ sung iod thiếu hụt cho có thể người bị nhược năng tuyến giáp, đồng thời còn có tác dụng làm mềm khối bướu cổ, rất có ích trong trường hợp suy giáp có kèm bướu. Cùng với các thành phần khác như khổ sâm, neem, ba chạc,… giúp giảm viêm, giảm sưng, đau ở tuyến giáp, cải thiện tình trạng viêm tuyến giáp Hashimoto – một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến suy giáp hiện nay. Không chỉ vậy, các thành phần trong Ích Giáp Vương còn giúp giảm các triệu chứng của nhược năng tuyến giáp như điều hòa thân nhiệt, giảm cholesterol máu, chống mệt mỏi, ổn định tim mạch, huyết áp.
Mời độc giả cùng xem thêm chia sẻ của những người đã cải thiện nhược năng tuyến giáp nhờ Ích Giáp Vương
Điển hình là trường hợp của chị Phạm Thị Thanh Huyền, 42 tuổi (trú tại TP Thái Nguyên, SĐT: 0975 226 585) đã kiểm soát hiệu quả suy giáp bằng thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của chị Huyền TẠI ĐÂY.
Ích Giáp Vương nhận được nhiều đánh giá tích cực trong cải thiện các rối loạn tuyến giáp từ phía các chuyên gia
Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm, xin mời lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với bệnh tuyến giáp:
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về bệnh nhược năng tuyến giáp và đặc biệt là phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát tình trạng này nhờ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương.
Để được tư vấn về bệnh nhược năng tuyến giáp cũng như các bệnh tuyến giáp khác và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).