Với mong muốn bổ sung lượng iod thiếu hụt cho cơ thể để phòng ngừa một số bệnh tuyến giáp, nhiều người dân có thói quen sử dụng muối ăn chứa iod hàng ngày. Thế nhưng mới đây, dư luận đang xôn xao trước loạt bài điều tra về vụ việc bột canh iod Hải Châu không hề chứa iod như công bố và quảng cáo. Người dân  không khỏi bàng hoàng, bức xúc khi biết tin này bởi một thương hiệu lớn như bột canh iod Hải Châu lại đi lừa bịp, dối trá người tiêu dùng bao năm qua. Hậu quả trầm trọng của sự lừa đảo này đó là gây thiếu iod cho cơ thể và nguy hại đến sức khỏe của người dùng.

Vai trò của nguyên tố vi lượng iod với sức khỏe, đặc biệt là chức năng tuyến giáp đã được biết đến từ lâu. Thiếu hụt iod sẽ dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp, nhất là bướu cổ. Vậy tầm quan trọng của iod với cơ thể là như thế nào? Bổ sung iod bằng cách nào và như thế nào cho đúng? Cùng buoutuyengiap.com tìm câu trả lời ngay nội dung dưới đây, bạn nhé!

Vai trò của nguyên tố vi lượng iod

Iod là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho hoạt động của tế bào. Cơ thể không thể tự tổng hợp iod mà phải đưa từ bên ngoài vào thông qua ăn uống. Nếu thiếu iod, tuyến giáp sẽ không thể sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Thiếu iod có thể gây ra một số bệnh lý tuyến giáp.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình bướm, nằm ở phía trước cổ, ngay bên dưới thanh quản. Tuyến giáp cần iod để sản xuất hormone tuyến giáp T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine). T3 và T4 có vai trò điều hòa quá trình chuyển hóa, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan như tim, não, cơ… Trẻ em cần iod để có thể phát triển não, xương.

 Iod có vai trò quan trọng với tuyến giáp

Iod có vai trò quan trọng với tuyến giáp

>>>Xem thêm: Iod có vai trò như thế nào với tuyến giáp?

Thiếu iod có thể gây các bệnh lý tuyến giáp

Từ xa xưa, mối liên quan giữa thiếu hụt iod và bệnh tuyến giáp đã được hiểu rõ. Thiếu hụt iod có thể gây ra một số bệnh như suy giáp, bướu cổ và các biến chứng liên quan đến thai kỳ.

Bướu cổ

Nếu không có đủ iod, tuyến giáp sẽ không có đủ nguyên liệu để sản xuất hormone tuyến giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ kích hoạt tuyến yên tiết TSH (thyroid stimulating hormone). Dưới tác dụng của TSH, tuyến giáp sẽ tăng sinh, phì đại và dẫn đến bướu cổ. Khi bướu cổ xuất hiện, có thể thấy nhân bên trong tuyến giáp. Khối bướu cổ lớn sẽ gây ra các triệu chứng chèn ép như: Nghẹt thở, khó nuốt, nghẹn cổ, khàn giọng.

Ở vùng miền núi, nơi điều kiện kinh tế kém phát triển, đất, nước và thực phẩm nghèo nàn iod là lý do khiến tỷ lệ mắc bướu cổ gia tăng. Chiến dịch dùng muối iod để ngăn ngừa bướu cổ của Chính phủ với mục đích giảm số người mắc bệnh đã được triển khai từ lâu. Tuy nhiên, trước sự thật muối iod được sản xuất và bày bán hiện nay không hề chứa iod, sức khỏe của người tiêu dùng sẽ bị nguy hại.

 Thiếu iod có thể gây bệnh bướu cổ

Thiếu iod có thể gây bệnh bướu cổ

Bệnh suy giáp

Sự thiếu hụt iod cũng có thể dẫn đến suy giáp. Do iod tham gia cấu tạo nên các hormone tuyến giáp nên khi không đủ iod, quá trình sản xuất hormone tuyến giáp sẽ bị gián đoạn. Điều này gây thiếu hormone tuyến giáp trong cơ thể và người mắc sẽ có các triệu chứng điển hình như: Khô da, rụng tóc, sợ lạnh, tăng cân đột ngột, mệt mỏi, trầm cảm…

Biến chứng khi mang thai

Iod rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Ở đối tượng này, nhu cầu iod lại càng cao hơn người bình thường. Nếu sự thiếu hụt iod xảy ra trong thai kỳ, tuyến giáp sẽ không thể sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu cao của cả mẹ và thai nhi, điều này rất nguy hiểm. Bởi 3 tháng đầu thai kỳ, não bộ của thai nhi cần hormone tuyến giáp để phát triển và hoàn thiện. Người mẹ không có đủ hormone trong máu sẽ khiến não, tuyến giáp và một số cơ quan khác của trẻ không được phát triển đầy đủ, bình thường. Hậu quả của sự thiếu hụt iod có thể là: Sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh. Trẻ được sinh ra từ người mẹ thiếu hụt iod nặng có thể bị đần độn, khuyết tật các chức năng nghe, nói. Suy giáp bẩm sinh ở trẻ cũng là một hậu quả của thiếu hụt iod ở người mẹ khi mang thai.

>>>Xem thêm: Tại sao iod là thủ phạm gây bướu cổ?

Bổ sung iod bằng cách nào và như thế nào cho đúng?

Iod thường có tự nhiên ở trong đất, nước, nhất là vùng biển và một số loại thực phẩm. Nếu được chẩn đoán bị thiếu hụt iod, bạn có thể bổ sung loại vi chất dinh dưỡng này từ thực phẩm, muối iod hoặc các sản phẩm khác.

Muối iod

Sử dụng muối iod làm gia vị trong bữa ăn cũng là một cách đơn giản để bổ sung iod, ngăn ngừa bệnh lý tuyến giáp như bướu cổ. Muối iod thường có chứa kali iodua (KI) hoặc natri iodua (NaI).

Tuy nhiên, hiện nay, muối iod đang bán trên thị trường được làm giả rất nhiều giống như vụ việc bột canh iod Hải Châu nên mọi người cần cẩn trọng khi lựa chọn gia vị muối này trong các bữa ăn hàng ngày.

 Người tiêu dùng nên cẩn trọng khi lựa chọn muối iod trên thị trường

Người tiêu dùng nên cẩn trọng khi lựa chọn muối iod trên thị trường

Thực phẩm

Bên cạnh sử dụng muối ăn có chứa iod, chúng ra có thể bổ sung nguyên tố này thông qua thực phẩm. Một số nhóm thực phẩm giàu iod có thể kể đến như:

- Động vật biển: Cá thu, cá ngừ, tôm, cua…

- Rong biển: Hải tảo, tảo bẹ…

- Sữa: Sữa bò, sữa chua, phô mai, kem…

- Trứng, thịt.

- Một số loại trái cây và rau xanh: Khoai tây, rau chân vịt, ngô, cải thảo.

Sản phẩm bổ sung iod

Một cách để cung cấp iod cho cơ thể đó là uống sản phẩm bổ sung chứa iod tổng hợp. Có nhiều sản phẩm trên thị trường, hầu hết đều chứa iod dưới dạng KI, NaI. Với phụ nữ mang thai, nên bổ sung 220 gam iod hàng ngày, phụ nữ cho con bú là 290 gam iod/ngày. Để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý: Bổ sung iod cho cơ thể mỗi ngày là việc làm quan trọng, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Bởi thừa iod cũng có thể gây bệnh tuyến giáp (cường giáp, nhân tuyến giáp và bệnh tuyến giáp tự miễn).

>>>Xem thêm: Bổ sung iod cho người bệnh tuyến giáp bằng hải tảo

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý tuyến giáp nhờ sản phẩm thảo dược

Như vậy, thiếu iod có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ và gây bệnh tuyến giáp như bướu cổ, suy giáp. Để bổ sung iod, chúng ta có thể dùng muối chứa iod, ăn thực phẩm giàu iod hoặc uống các chế phẩm tổng hợp chứa iod. Đặc biệt, nhằm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp, bên cạnh bổ sung iod, giới chuyên gia khuyên mọi người nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển rất giàu iod, giúp bổ sung iod cho người bị thiếu hụt. Hơn nữa, hải tảo còn có tác dụng làm mềm bướu, nhân giáp, vì thế có thể thu nhỏ khối bướu cổ. Ích Giáp Vương còn có chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 giúp chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ triệu chứng của suy giáp, cường giáp như: Điều chỉnh nhịp tim, điều chỉnh thân nhiệt, giảm mệt mỏi... Với các thành phần từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ nên sản phẩm này rất an toàn cho người sử dụng.

 

 Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với các bệnh lý tuyến giáp

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với các bệnh lý tuyến giáp

Cảm nhận khách hàng

Bà Dương Thị Hiệu (64 tuổi ở số 2, ngõ 39 phố Ngọc Trì, tổ 11, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội, SĐT: 0915522412)  

Bà bị bướu cổ đơn thuần từ thuở thanh niên nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không được điều trị, khối bướu ngày càng to ra, cúi xuống là xệ cổ. Bà sống chung với bướu cổ hơn 40 năm trời và đã phải chịu đựng khá nhiều ảnh hưởng của bệnh, nhất là về mặt thẩm mỹ. May mắn đã đến khi bà tình cờ biết đến sản phẩm Ích Giáp Vương. Sau 6 tháng sử dụng sản phẩm này, khối bướu cổ của bà đã xẹp đi đáng kể. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu trong video dưới đây:

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Đánh của chuyên gia

Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích tác dụng của Ích Giáp Vương với các bệnh lý tuyến giáp trong video dưới đây:

>>>Xem thêm: Cách sử dụng Ích Giáp Vương để cải thiện bướu cổ

Qua bài viết, các bạn đã biết được tầm quan trọng của iod với tuyến giáp cũng như hậu quả của sự thiếu hụt iod. Đặc biệt, thông qua vụ việc muối iod Hải Châu không có thành phần iod như công bố, bạn hãy là người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn các thực phẩm bổ sung chứa iod. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp bổ sung iod, cải thiện triệu chứng cho người bị bệnh lý tuyến giáp từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Nếu đang bị bệnh tuyến giáp, đừng quên sử dụng Ích Giáp Vương ngay hôm nay, bạn nhé!

Để được tư vấn về bệnh lý tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Thu Huyền