Hội chứng nhiễm độc giáp (cường giáp) là một dạng rối loạn phổ biến xảy ra ở tuyến giáp. Bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu vì thế người mắc dễ bị chủ quan hoặc nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Hậu quả của sự dư thừa hormone tuyến giáp do cường giáp có thể gây loãng xương, mù lòa hoặc các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Nhiễm độc giáp (cường giáp) là bệnh gì?

Nhiễm độc tuyến giáp là thuật ngữ chỉ tình trạng tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone, gây gia tăng nồng độ T3 và T4 tự do trong máu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người mắc. 

Trong nhiều trường hợp, cường giáp và nhiễm độc giáp là hai khái niệm có thể sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng xét về bản chất, nhiễm độc giáp thường được dùng để chỉ sự tăng sinh nồng độ hormone quá mức còn cường giáp là thuật ngữ dùng cho tuyến giáp tăng hoạt động gây dư thừa hormone.

Nhiễm độc giáp (cường giáp) là hội chứng thường gặp ở nữ giới.

Nhiễm độc giáp (cường giáp) là hội chứng thường gặp ở nữ giới.

Nhận diện triệu chứng của bệnh nhiễm độc giáp (cường giáp)

Nhiễm độc giáp (cường giáp) là tình trạng rối loạn phổ biến ở tuyến giáp mà người mắc đều có biểu hiện lâm sàng khá rõ ràng. Tuy nhiên, do không có triệu chứng đặc hiệu nên bệnh nhiễm độc giáp thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Ngoài ra, ở từng đối tượng nhất định, tần suất và mức độ biểu hiện cũng sẽ khác nhau. 

Một số biểu hiện bệnh nhiễm độc giáp thông thường là:

  • Bồn chồn, không thể ngồi một chỗ quá lâu.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Chân tay thiếu lực, yếu hơn bình thường.
  • Chịu nhiệt kém.
  • Thường xuyên bị đánh trống ngực, hồi hộp, thấp thỏm.
  • Sụt cân không lý do nhưng khẩu phần ăn không thay đổi.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Ở một số người bệnh có thể xảy ra tình trạng liệt tạm thời do hạ kali máu đột ngột, kéo dài trong khoảng 7 - 72 giờ. 
  • Bướu cổ lan tỏa dẫn tới kích thước vùng cổ to bất thường.
  • Mắt lồi nhẹ hoặc viêm kết mạc, phù kết mạc.
  • Người mắc có biểu hiện phù niêm trước xương chày, da không thể kéo vén lên được, chảy xệ và chủ yếu đi kèm với các triệu chứng bất thường vùng mắt.
  • Biểu hiện nhiễm độc giáp cấp hoặc cơn bão giáp đe dọa tới tính mạng người bệnh như: Sốt cao, mê sảng,....

Bướu cổ, lồi mắt là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiễm độc giáp.

Bướu cổ, lồi mắt là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiễm độc giáp.

Nguyên nhân gây ra nhiễm độc giáp (cường giáp)

Theo rất nhiều nghiên cứu chỉ ra, bệnh nhiễm độc giáp có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó bệnh Basedow (Grave) được xem là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm từ 60% - 90% trên tổng số trường hợp. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 10 lần so với nam giới, chủ yếu nằm trong nhóm từ 20-50 tuổi.

Một số nguyên nhân khác gây nhiễm độc giáp có thể kể đến như bướu đa hoặc đơn nhân, viêm tuyến giáp hoặc u tuyến giáp độc,… Ngoài ra, nhiễm độc giáp (cường giáp) có khả năng khởi phát cao do một số yếu tố nguy cơ dưới đây:

  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, dẫn tới tiêu thụ lượng iod vượt quá nhu cầu cơ thể.
  • Lạm dụng thuốc hormone tuyến giáp dẫn tới tác dụng phụ.
  • Thành viên trong gia đình từng có tiền sử điều trị bệnh lý tuyến giáp.
  • Người mắc suy thượng thận nguyên phát.
  • Phụ nữ trên 60 tuổi sẽ có nguy cơ mắc nhiễm độc giáp cao hơn nhóm nam giới cùng độ tuổi.
  • Người bị rối loạn, suy yếu hệ miễn dịch.

Hệ miễn dịch rối loạn làm tăng nguy cơ mắc nhiễm độc cường giáp.

Hệ miễn dịch rối loạn làm tăng nguy cơ mắc nhiễm độc cường giáp.

Nhiễm độc giáp (cường giáp) có nguy hiểm không?

Nhiễm độc tuyến giáp là một bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Không chỉ gặp phải tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm do tổn thương những cơ quan lân cận như:

  • Biến chứng tim mạch: Tim đập nhanh, dẫn tới khó thở, tăng huyết áp đột ngột, rung nhĩ khó kiểm soát, tăng nguy cơ hình thành khối huyết.
  • Tăng kali máu gây nên bệnh lý về thận và loãng xương.
  • Suy giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Thậm chí bệnh nhiễm độc giáp có thể gây liệt dương hoặc giảm chất lượng tinh trùng hoặc gây vô sinh, dị tật bẩm sinh,...

Điều trị nhiễm độc giáp (cường giáp)

Các phương pháp điều trị nhiễm độc giáp (cường giáp) cần được chỉ dẫn và giám định bởi bác sĩ chuyên khoa, dựa trên bệnh lý cụ thể và mức độ biểu hiện của từng đối tượng. Các phương pháp trị liệu chính là dùng thuốc, phóng xạ iod và phẫu thuật. Cụ thể: 

Sử dụng thuốc

3 loại thuốc chính được sử dụng bao gồm methimazole, carbimazole và PTU có vai trò ngăn chặn quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Trong đó methimazole, carbimazole được ưu tiên hơn do hiệu quả nhanh và không gây tổn hại tới gan. PTU chủ yếu được chỉ định trong các trường hợp đặc biệt như ba tháng đầu thai kỳ hoặc điều trị cơn bão giáp. Quá trình dùng thuốc sẽ mất từ 6 đến 24 tháng đồng thời phác đồ sẽ được điều chỉnh sau mỗi 4 tuần.

Thuốc kháng giáp là giải pháp thường được chỉ định cho người bệnh cường giáp.

Thuốc kháng giáp là giải pháp thường được chỉ định cho người bệnh cường giáp.

Điều trị bằng iod phóng xạ

Phương pháp sử dụng iod -131 có thể cho hiệu quả kiểm soát nhiễm độc giáp (cường giáp) lên tới 90%. Sau khi điều trị, người bệnh cần theo dõi y tế trong khoảng vài tháng, tái khám ít nhất 4 - 6 tuần để đảm bảo ổn định tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tiềm ẩn một số tác dụng ngoài ý muốn như suy giáp nhẹ hoặc tái nhiễm độc giáp,…

Phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp

Để kiểm soát diễn biến nhiễm độc giáp lâu dài hoặc trong trường hợp các biện pháp điều trị khác không đáp ứng, các bác sĩ sẽ buộc phải chỉ định cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp. Mặc dù vậy, phương pháp này có thể gia tăng nguy cơ mắc cơn bão giáp và suy giáp nhẹ. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc trong 1 - 2 tuần để bình giáp và duy trì nhịp tim, giảm tối đa các biến chứng có thể xảy ra. 

Hỗ trợ điều trị bằng Ích Giáp Vương

Mặc dù, các phương pháp tây y giúp thu nhỏ khối bướu, kiểm soát được các triệu chứng của nhiễm độc giáp. Tuy nhiên, các phương pháp này còn chưa giúp điều hòa miễn dịch và nồng độ hormone tuyến giáp, do vậy bệnh dễ tái phát sau điều trị. Hiện nay, trong kho tàng y học cổ truyền, có rất nhiều cây thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch, điều hòa nồng độ hormone tuyến giáp giúp cải thiện các bệnh lý tuyến giáp hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó là hải tảo.

Theo nghiên cứu khoa học năm 2012, hải tảo có rất nhiều lợi ích với tuyến giáp như tiêu u bướu, chống viêm,... Các hoạt chất sinh học trong hải tảo như: Meroterpenoids, phlorotanins và fucoidan giúp điều hòa hệ miễn dịch và ổn định nồng độ hormone tuyến giáp. 

Hiện nay, hải tảo đã có mặt trong một số sản phẩm thảo dược, điển hình như Ích Giáp Vương. Thực phẩm sức khỏe Ích Giáp Vương với thành phần từ thiên nhiên là chiết xuất từ hải tảo bổ sung thêm các loại thảo dược quý khác như: Lá neem, khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc,... Sản phẩm có độ an toàn cao, không tác dụng phụ, giúp hỗ trợ điều trị chứng nhiễm độc giáp (cường giáp), hạn chế biến chứng và giúp bình ổn chức năng của tuyến nội tiết này. Người bệnh có thể an tâm sử dụng kết hợp sản phẩm Ích Giáp Vương trong điều trị bệnh.

Ích Giáp Vương giúp hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp với độ an toàn cao.

Ích Giáp Vương giúp hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp với độ an toàn cao.

Cách phòng ngừa (cường giáp) hiệu quả

Nhiễm độc giáp hoàn toàn có khả năng tái phát sau khi điều trị, dù với bất kỳ phương pháp nào. Chính vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc và tái khám đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và lối sống khoa học.

Nhiễm độc cường giáp nên ăn gì?

Nhiễm độc giáp nên ăn gì là thắc mắc được không ít độc giả quan tâm. Người bệnh cần kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này sẽ giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi, đồng thời giảm nguy cơ tái phát. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà các chuyên gia nội tiết khuyên dùng:

  • Người bị nhiễm độc giáp (cường giáp) cần tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất, cam, quýt, ớt chuông, bí đỏ để cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp.
  • Tăng cường nạp vitamin D, Omega 3 như óc chó, cá hồi, dầu oliu để làm nâng cao chức năng tuyến giáp, cải thiện khả năng hấp thụ canxi, phòng ngừa loãng xương.
  • Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ dẫn tới tình trạng cạn kiệt năng lượng. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên thường xuyên bổ sung kẽm trong chế độ ăn hằng ngày.
  • Người mắc bệnh nhiễm độc giáp lâu ngày thường có nguy cơ loãng xương cao do cơ thể có xu hướng lấy canxi từ xương. Vì vậy, thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo như: Sữa chua.

Thực đơn dinh dưỡng đủ chất và cân đối cần thiết cho người bệnh cường giáp.

Thực đơn dinh dưỡng đủ chất và cân đối cần thiết cho người bệnh cường giáp.

Nhiễm độc cường giáp nên kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc nhiễm độc giáp tái phát, thậm chí khiến bệnh trở nặng trong thời gian theo dõi. Chính vì vậy, sau khi điều trị, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm sau đây:

  • Hạn chế các món ăn chứa nhiều đường, tránh ảnh hưởng tới đường huyết cơ thể, đồng thời giảm mức độ biểu hiện của một số triệu chứng nhiễm độc giáp phổ biến như hồi hộp, căng thẳng.
  • Các chất béo bão hòa được xem là “kẻ thù” hàng đầu đối với những người mắc nhiễm độc giáp (cường giáp) bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới cholesterol tốt trong cơ thể và giảm tác dụng của thuốc điều trị. Vì vậy, trong thời gian điều trị bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm như đồ ăn nhanh, bánh ngọt,…
  • Người bệnh không nên dùng các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia vì nguy cơ kích thích chức năng sản xuất hormone tuyến giáp và gây rối loạn chuyển hóa canxi, khiến tình trạng ngày càng nặng hơn.

Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn trong thực đơn hàng ngày

Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn trong thực đơn hàng ngày.

Các câu hỏi thường gặp 

Hội chứng nhiễm độc giáp hiện vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ với nhiều người. Hiểu đúng về đặc điểm, cơ chế của bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và điều trị.

Người bị nhiễm độc giáp có mang thai được không?

Các chuyên gia y tế cho biết, người mắc vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường nếu quá trình điều trị cho hiệu quả tích cực, dùng thuốc đúng liệu trình. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, bạn cần ưu tiên ổn định chức năng tuyến giáp trước khi quyết định mang thai.

Nhiễm độc giáp có di truyền không?

Mặc dù được xem là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp nhưng trên thực tế, nhiễm độc giáp lại không có tính di truyền. 

Phụ nữ mắc nhiễm độc giáp thai kỳ nếu không được điều trị tốt sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Chính vì vậy, tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng lịch chính là biện pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả hai.

Nhiễm độc giáp (cường giáp) thường không có yếu tố di truyền.

Nhiễm độc giáp (cường giáp) thường không có yếu tố di truyền.

Nhiễm độc giáp (cường giáp) điều trị bao lâu?

Để ổn định hoàn toàn chức năng tuyến giáp, người bệnh cần phải duy trì tình trạng uống thuốc trong khoảng từ 18 đến 24 tháng. Tuy nhiên, khoảng thời gian điều trị của mỗi người sẽ khác nhau, dựa trên mức độ biểu hiện bệnh, tốc độ phục hồi. Thông qua kết quả đánh giá định kỳ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất để điều chỉnh thời gian dùng thuốc.

Nhiễm độc giáp (cường giáp) có lây không?

Nhiễm độc giáp là một dạng rối loạn tự miễn, sản sinh ra các kháng thể tấn công nhầm tế bào tuyến giáp. Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây bệnh khác như viêm tuyến giáp, u tuyến độc, hay thừa iod đều không liên quan tới virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Chính vì vậy, bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người sang người trong quá trình giao tiếp hoặc sinh hoạt chung.

Hội chứng nhiễm độc giáp là dạng rối loạn tuyến giáp phổ biến. Mặc dù không có khả năng lây nhiễm hay di truyền nhưng bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người mắc. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức bổ ích mà bài viết cung cấp, độc giả có thể rút ra cho mình thêm nhiều kinh nghiệm hay để nhận diện và phòng ngừa tình trạng này.