Mổ nội soi tuyến giáp qua đường miệng là một trong những phương pháp điều trị đem lại kết quả thẩm mỹ tối ưu vì chỉ có một đường rạch nhỏ ở tiền đình miệng. Vậy quá trình phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường miệng được thực hiện như thế nào? Vấn đề gì có thể xảy ra trong và sau khi mổ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Mổ nội soi tuyến giáp được thực hiện khi nào?

Trên thế giới, từ năm 1996, phẫu thuật tuyến giáp không còn giới hạn ở kỹ thuật mổ mở truyền thống mà đã được phát triển hơn bởi phương pháp mổ nội soi với nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, không để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp của người bệnh.

Tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh bướu tuyến giáp đã được triển khai từ năm 2004. Thời gian đầu, phương pháp này chỉ dừng lại ở việc bóc nhân hay cắt thùy giáp trong các trường hợp bướu giáp đơn nhân có kích thước nhỏ. Cho đến nay, chỉ định điều trị đã được mở rộng, áp dụng cho bướu giáp đa nhân 2 thùy, các trường hợp cường giáp, basedow và ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm. Tùy theo thương tổn, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt một hoặc cả hai thùy tuyến giáp.

So với kỹ thuật mổ mở truyền thống, phẫu thuật tuyến giáp qua nội soi có nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ. Chăm sóc hậu phẫu tốt là một trong những khâu quan trọng giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.

>>> XEM THÊM: U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không?

Mổ nội soi tuyến giáp qua đường miệng thực hiện như thế nào?

Theo các chuyên gia nội tiết: “Phương pháp mổ nội soi qua đường miệng cho phép cắt tuyến giáp toàn phần dễ dàng hơn, góc nhìn ngay chính giữa cân xứng dễ quan sát các cấu trúc vùng phẫu thuật hơn nên giảm đáng kể thời gian thực hiện”. Đầu tiên, phẫu thuật viên dùng dao mổ rạch 10mm tại vị trí tiền đình miệng môi dưới, ngay phía trên thắng môi để tiếp cận tuyến giáp. Sau đó, bác sĩ thực hiện các thao tác bóc tách tạo khoang phẫu trường ngắn và tiến hành cắt động mạch giáp trên bằng dao siêu âm, bảo tồn thần kinh cùng tuyến cận giáp cực trên. Tiếp theo, bác sĩ cắt cực dưới tuyến giáp, bảo tồn thần kinh cùng tuyến cận giáp cực dưới và thực hiện lấy bệnh phẩm, đặt dẫn lưu, khâu vết mổ.

So với các phẫu thuật truyền thống khác, mổ nội soi tuyến giáp đem lại kết quả thẩm mỹ tối ưu vì chỉ có một đường rạch nhỏ ở tiền đình miệng. Niêm mạc miệng lành rất nhanh, do đó, sẽ không để lại sẹo sau vài tuần thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, dụng cụ nội soi có thể được tái sử dụng nhiều lần, vì thế, chi phí cũng đỡ tốn kém. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cử động vùng miệng bình thường, không có sẹo ngoài da và được xuất viện sớm.

Hiện tại, phương pháp mổ nội soi tuyến giáp đang được rất nhiều cơ sở y tế triển khai nhằm đem lại kết quả thẩm mỹ tốt cho bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo điều trị tốt các bướu tuyến giáp.

>>> XEM THÊM: Sau mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Những vấn đề có thể xảy ra trong và sau khi mổ nội soi tuyến giáp

Cũng như mổ mở, phẫu thuật tuyến giáp nội soi có thể gặp một số biến chứng trong và sau khi mổ. Vì thế, người bệnh cần được được thăm khám kỹ càng để tầm soát tai biến. Các biến chứng sớm thường xảy ra ngay hoặc trong vòng một vài ngày sau mổ, như:

- Chảy máu: Tình trạng này tuy hiếm (chỉ chiếm khoảng 0,14%) nhưng có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân, chỉ xuất hiện ở khoảng 1% số ca phẫu thuật tuyến giáp, xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau mổ và thường sẽ tự biến mất, đôi khi cũng cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

+ Máu chảy nhiều có thể gây chèn ép vào khí quản, dẫn đến khó thở.

+ Máu chảy chậm vào cổ thì có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông ở phía dưới vết mổ.

- Thay đổi giọng nói: Khàn tiếng là một trong số các biến chứng thường xảy ra khi mổ tuyến giáp, do tổn thương của các cấu trúc vùng cổ liên quan đến sự phát âm, có thể do phù nề, sưng tấy sau mổ của dây thanh và các cơ vùng cổ, hoặc do chèn ép dây thần kinh điều khiển dây thanh.

+ Các trường hợp nhẹ, giọng nói sẽ phục hồi dần sau vài tuần, có khi vài tháng mới trở về (gần như) bình thường.

+ Trường hợp nặng nhất là sợi thần kinh điều khiển dây thanh bị cắt đứt trong khi mổ.

Mỗi người có 2 dây thần kinh quặt ngược thanh quản điều khiển 2 dây thanh hai bên, nếu cả hai dây thần kinh đều bị tổn thương thì người bệnh có dấu hiệu khó thở ngay sau mổ, mất tiếng, uống sặc,... và rất khó phục hồi.

- Cơn bão giáp: Khi bị biến chứng này, bệnh nhân có dấu hiệu tim đập nhanh, bồn chồn, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy và mê sảng.

- Ảnh hưởng đến tuyến cận giáp: Tổn thương tạm thời tuyến cận giáp khá phổ biến và tỷ lệ tổn thương vĩnh viễn là khoảng 4%, dẫn đến tụt canxi huyết, gây ra các triệu chứng như: Ngứa ran ở bàn chân, bàn tay và xung quanh miệng, nếu nặng có thể dẫn đến co thắt ngón tay và bàn tay.

- Khó kiểm soát nhiễm độc giáp: Nhiễm độc giáp thường xảy ra ở khoảng 2 – 4% bệnh nhân sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Biến chứng này thường được điều trị bằng iod phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm.

Trong nhóm biến chứng muộn, các vấn đề được tầm soát gồm: Suy giáp do phần tuyến giáp lành còn lại không bảo đảm được chức năng cần thiết, u giáp tái phát, cường giáp tái phát. Đa số những bệnh nhân sau khi mổ tuyến giáp có thể bị suy giáp do giảm khả năng sản xuất ra hormone tuyến giáp. Những triệu chứng suy giáp bao gồm: Mệt mỏi, trầm cảm, uể oải, khó tập trung, hay quên, tăng cân không giải thích được, da khô hay ngứa, cảm giác lạnh đặc biệt ở tay và chân, tóc khô và rụng, đau khớp, chuột rút cơ bắp, táo bón, ham muốn tình dục giảm. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên chú ý theo dõi để tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Đồng thời, bổ sung sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần gồm: Cao khổ sâm nam, hải tảo, cao bán biên liên, cao ba chạc,... giúp điều hòa hormone tuyến giáp và phòng ngừa tái phát, hỗ trợ điều trị suy giáp sau phẫu thuật.

>>> XEM THÊM: Bướu nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh bướu tuyến giáp hiệu quả, an toàn từ sản phẩm thiên nhiên

Nguyên nhân chính gây ra các rối loạn ở tuyến giáp (bất kể là suy giáp hay cường giáp) là do rối loạn tự miễn. Vì vậy, mục tiêu điều trị trước mắt là khắc phục các triệu chứng của bệnh: Điều hòa lại nhịp tim, điều hòa thân nhiệt, ổn định trọng lượng cơ thể, ổn định nhu động ruột. Quan trọng hơn nữa, về lâu dài, cần phải tăng cường miễn dịch, chống sản sinh ra các kháng thể tự sinh, giúp điều hòa lại hormone tuyến giáp, làm ổn định nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể. Hiện nay, việc sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhận được phản hồi tích cực từ người sử dụng bởi có thể đáp ứng được mục tiêu điều trị và không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

 

Ngoài thành phần chính là hải tảo, Ích Giáp Vương còn có chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tuyến giáp:

- Chiết xuất Hải tảo: Có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (suy giáp trạng). Đồng thời, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Đặc biệt, trong thành phần của hải tảo có chứa nhiều iod giúp điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe tuyến giáp dùng cho cả trường hợp cường giáp và suy giáp.

- Cao Khổ sâm nam: Có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp.

- Cao Bán biên liên: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc, các thuốc điều trị dễ gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).

- Cao Ba chạc: Có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Ở Trung Quốc, lá ba chạc còn dùng ngoài chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema; dùng trong chữa viêm họng, viêm amidan, ho,…

- Cao lá Neem: Có tác dụng làm giảm nhịp tim, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp và hạ nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp, tăng cường hệ miễn dịch.

- Iod (dưới dạng dưới dạng Kali iodid và chiết xuất Hải tảo): Iod tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, điều hòa hệ miễn dịch, giúp điều hòa hormone tuyến giáp, dùng được trong cả trường hợp cường giáp hoặc suy giáp.

- Magnesi (dưới dạng Magnesium lactate dihydrate): Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định tim mạch, ổn định huyết áp, từ đó giảm các triệu chứng của cường giáp.

Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp hiệu quả sau khi sử dụng Ích Giáp Vương

Cô Vũ Thị Thủy (sinh năm 1964, ở làng Ograng, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, SĐT: 0965397254) bị bướu tuyến giáp đã nhiều năm. Khối bướu cứ to dần lên và khả năng cao cô phải tiến hành phẫu thuật. May mắn thay, cô đã tìm được giải pháp từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương giúp giảm kích thước bướu tuyến giáp an toàn và nhẹ nhàng hơn so với phẫu thuật. Mời các bạn cùng lắng nghe chia sẻ của cô Thủy TẠI ĐÂY.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp của người khác TẠI ĐÂY.

Phân tích của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích về những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương đối với người bị bệnh tuyến giáp trong nội dung video sau:

>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia khác về công dụng của Ích Giáp Vương TẠI ĐÂY.

Với thông tin bài viết trên đây, hy vọng rằng đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về phương pháp mổ nội soi tuyến giáp và những vấn đề có thể xảy ra. Để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, đừng quên sử dụng Ích Giáp Vương mỗi ngày, bạn nhé!

Để được tư vấn về vấn đề mổ nội soi tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh