Cường giáp là một trong những rối loạn tuyến giáp thường gặp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người mắc. Vậy bệnh cường giáp có lây không? Làm thế nào khắc phục các triệu chứng hiệu quả mà vẫn an toàn? Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn này, hãy ĐỌC NGAY thông tin hữu ích trong nội dung bài viết sau đây.

Thế nào là cường giáp?

Trước tiên, cần làm rõ rằng, cường giáp là một hội chứng (tập hợp các triệu chứng của nhiều bệnh gây nên) chứ không phải bệnh riêng biệt. Tuy nhiên, do thói quen hoặc nhầm lẫn mà cái tên “bệnh cường giáp” vẫn được nhiều người sử dụng.

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết hình con bướm, nằm ở phía trước cổ, có vai trò sản xuất hormone T4 (tetraiodothyronine) và T3 (triiodothyronine) tham gia điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Hội chứng cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều T3, T4. Lượng hormone trong máu cao sẽ tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, gây ra các triệu chứng của sự tăng chuyển hóa như: Nhịp tim nhanh (trên 100 nhịp/phút), huyết áp cao, run cơ (run tay, chân), đổ mồ hôi nhiều, khả năng chịu nhiệt kém, sụt cân không rõ nguyên nhân, chu kỳ kinh nguyệt không đều, mắt lồi, bướu cổ.

   Hội chứng cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone

Hội chứng cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone

Các biểu hiện của hội chứng cường giáp khác bao gồm: Tăng sự thèm ăn, căng thẳng, lo lắng, mất tập trung, yếu cơ, mất ngủ, tóc dễ rụng, rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới. Một số triệu chứng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức bao gồm: Chóng mặt, khó thở, mất ý thức, nhịp tim nhanh. Cường giáp cũng có thể gây rung tâm nhĩ - một rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ, cũng như suy tim sung huyết. Cường giáp là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là nữ giới (tỉ lệ 8 nữ : 1 nam) trong độ tuổi từ 20 – 40.

>>> XEM THÊM: Điều trị bệnh cường giáp ở đâu tốt nhất?

Bệnh cường giáp có lây không?

Với những biểu hiện của cường giáp mà nhiều người mắc phải, chắc hẳn bất kỳ ai cũng đều lo lắng rằng: Bệnh cường giáp có lây không? Để giải đáp cho thắc mắc này thì trước tiên các bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây cường giáp là gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng cường giáp là do bệnh graves. Đây là một rối loạn tự miễn dịch. Thông thường, hệ thống miễn dịch sử dụng các kháng thể để giúp bảo vệ, chống lại virus, vi khuẩn và tác nhân lạ khác xâm nhập vào cơ thể. Khi bị graves, kháng thể tấn công nhầm và kích thích tuyến giáp tạo ra quá nhiều T4, dẫn đến cường chức năng tuyến giáp.

  Bệnh cường giáp có lây không? 

Bệnh cường giáp có lây không?

Sau graves thì bướu đa nhân nhiễm độc là nguyên nhân thường gặp của cường giáp. Một cuộc  điều tra tại 17 trung tâm của 6 nước châu Âu cho thấy, có 14,5% bướu đa nhân nhiễm độc trong 850 trường hợp cường giáp. Ngoài ra, cường giáp còn được gây ra bởi nhiều yếu tố khác như: U tuyến độc, viêm tuyến giáp, chế độ ăn dư thừa iod, viêm tuyến yên.

Như vậy, có thể thấy các nguyên nhân gây cường giáp đều không có mối liên quan nào đến vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm. Vì vậy, hội chứng cường giáp hoàn toàn KHÔNG lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Do đó, khi tiếp xúc với người bị cường giáp, bạn hoàn toàn yên tâm không sợ lây bệnh.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hội chứng cường giáp (do graves) thường có xu hướng di truyền và phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Vì thế, nếu một thành viên khác của gia đình mắc bệnh tuyến giáp, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những điều này.

>>> XEM THÊM: Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp như thế nào?

Bị cường giáp nên ăn gì?

Khi bị cường giáp, bạn nên bổ sung những thức ăn có tác dụng ức chế tuyến giáp trạng hợp thành như lạc, hạt tía tô hoặc thực phẩm tính mát như dưa hấu, đậu ván, rau cần,… Ngoài ra, một số thực phẩm cũng được chuyên gia gợi ý:

- Các loại quả mọng như: Quả mâm xôi, dâu tây,... chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

- Rau họ cải như: Bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, bắp cải có chứa goitrogen làm giảm việc sản xuất horomone của tuyến giáp.

- Thực phẩm giàu vitamin D và Omega-3 như: Cá hồi, nấm, quả óc chó, dầu oliu, dầu hạt lanh,… giúp cung cấp lượng axit béo cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cho người bị cường giáp, ngăn ngừa loãng xương.

 Thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho người bị cường giáp

Thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho người bị cường giáp

- Đạm từ thực vật như: Đạm đậu nành và các loại đậu đã được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Người bị cường giáp thường dễ bị giảm cân, do đó, bổ sung đủ lượng protein cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Protein từ các loại đậu an toàn và tốt cho bệnh nhân.

- Nếu người bị cường giáp không có dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng sau khi sử dụng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mai thì hoàn toàn có thể bổ sung các sản phẩm này, vì các chế phẩm từ sữa giàu canxi giúp hạn chế tình trạng loãng xương vốn thường gặp ở bệnh nhân cường giáp.

>>> XEM THÊM: Bệnh basedow có chữa khỏi được không?

Biện pháp hỗ trợ điều trị cường giáp hiệu quả, an toàn bằng sản phẩm thảo dược

Mục tiêu điều trị cường giáp là giảm lượng hormone tuyến giáp, điều hòa chức năng hoạt động của tuyến giáp, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, thiết lập cân bằng sức khỏe, giúp cơ thể hoạt động tốt nhất. Để cải thiện cường giáp một cách an toàn, hiệu quả, các chuyên gia khuyên người mắc nên sử dụng kết hợp sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, cải thiện sức khỏe tuyến giáp. Đi đầu dòng sản phẩm cho người bị bệnh tuyến giáp nói chung và cường giáp nói riêng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

   Ích Giáp Vương – Hỗ trợ điều trị cường giáp hiệu quả, an toàn

Ích Giáp Vương – Hỗ trợ điều trị cường giáp hiệu quả, an toàn

Theo chuyên gia phân tích, Ích Giáp Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất hữu ích đối với người mắc bệnh tuyến giáp nói chung và bị cường giáp nói riêng, bởi trong thành phần của sản phẩm có chứa:

- Chiết xuất hải tảo: Có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (suy giáp trạng). Đồng thời, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Đặc biệt, trong thành phần của hải tảo có chứa nhiều i-ốt giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường sức khỏe tuyến giáp dùng cho cả trường hợp cường giáp và suy giáp.

- Cao khổ sâm nam: Vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát. Khổ sâm nam có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp.

- Cao bán biên liên: Vị cay, tính bình, quy vào các kinh tâm, tiểu trường, phế. Bán biên liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc, các thuốc điều trị dễ gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).

- Cao ba chạc: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh. Ba chạc có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Ở Trung Quốc, lá ba chạc còn dùng ngoài chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema; dùng trong chữa viêm họng, viêm amidan, ho,…

- Cao lá neem: Có tác dụng làm giảm nhịp tim, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp và hạ nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp, tăng cường hệ miễn dịch.

- I-ốt (dưới dạng Kali iodid và chiết xuất Hải tảo): I-ốt tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, điều hòa hệ miễn dịch, giúp điều hòa hormone tuyến giáp, dùng được trong cả trường hợp cường giáp hoặc suy giáp.

- Magnesi (dưới dạng Magnesium lactate dihydrate): Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định tim mạch, ổn định huyết áp.

Với công thức độc đáo này, Ích Giáp Vương là sự lựa chọn tốt nhất đối với người mắc các bệnh lý tuyến giáp như: Cường giáp, suy giáp, basedow,… Sản phẩm có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

Chia sẻ kinh nghiệm khắc phục hội chứng cường giáp thành công

Ông Đặng Đức Tạ, sinh năm 1935, ở số nhà 47 đường An Ninh, khu dân cư Thái Hòa 1, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (SĐT: 0961656028) bị cường giáp đã 4 năm. Do không để ý, ông cứ nghĩ mình chỉ bị cao huyết áp nên căn bệnh cường giáp cứ thế tiến triển. May mắn thay, một lần tình cờ lên mạng, ông Tạ tìm thấy sản phẩm mang tên Ích Giáp Vương đã được nhiều người mắc bệnh tuyến giáp như ông sử dụng cho hiệu quả tích cực nên mua về dùng thử. Thật bất ngờ, chỉ sau gần 2 tháng, tình trạng cường giáp của ông Tạ đã cải thiện một cách đáng kể. Mời các bạn theo dõi chi tiết chia sẻ của ông trong video sau:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp của người khác TẠI ĐÂY.

Phân tích của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích 2 ưu điểm nổi bật của Ích Giáp Vương với bệnh lý tuyến giáp:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Doãn Thị Hương phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp TẠI ĐÂY.

Hy vọng rằng qua thông tin bài viết trên đây, độc giả đã giải đáp được băn khoăn: Bệnh cường giáp có lây không? Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra giải pháp giúp kiểm soát triệu chứng cường giáp hiệu quả bằng sản phẩm thảo dược. Hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay từ hôm nay để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, bạn nhé!

Nếu còn băn khoăn điều trị bệnh cường giáp có lây không và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Hồng Nhung

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh