Tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ đang ngày có xu hướng trẻ hóa và trở nên phổ biến hơn. 50% trong số đó thường tiến triển âm thầm, khó nhận diện, gây tổn thương tới nhiều cơ quan xung quanh và thậm chí là tới khả năng sinh sản. Việc tìm hiểu đặc điểm và cơ chế khởi phát của các dạng bệnh này là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận diện yếu tố nguy cơ đồng thời phòng ngừa hiệu quả nhất.
Những bệnh tuyến giáp ở phụ nữ thường gặp
Bệnh về tuyến giáp ở phụ nữ là thuật ngữ chỉ sự rối loạn trong cấu trúc hay chức năng của cơ quan này, bao gồm cả những bệnh lý ác tính như ung thư. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trong độ tuổi từ 30 - 50 chiếm tới 30% tổng số trường hợp và gấp nhiều lần so với nam giới. Dưới đây là một số bệnh tuyến giáp thường gặp nhất ở nữ:
- Cường giáp: Đây là một căn bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp phổ biến. Khi đó tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn mức cần thiết. Nguyên nhân chính của tình trạng này có thể do rối loạn tự miễn dịch, khối u tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng…
- Suy giáp: Người mắc suy giáp (nhược giáp) là khi tuyến giáp không tiết đủ lượng hormone mà cơ thể cần. Giảm chức năng tuyến giáp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như điều trị cường giáp, iod xạ trị, cắt bỏ tuyến giáp hoặc dị tật bẩm sinh…
- Ung thư tuyến giáp: Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở nhóm phụ nữ trung tuổi và có tiền sử mắc các bệnh lý tuyến giáp khác. Sự xuất hiện của các tế bào ung thư sẽ tạo thành khối u ác tính, có xu hướng di căn sang những cơ quan xung quanh. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp nếu phát hiện và điều trị sớm vẫn có tiên lượng khá tốt.
- Bệnh Hashimoto: Đây là bệnh tuyến giáp ở phụ nữ liên quan tới chứng rối loạn tự miễn. Các tế bào bạch cầu kìm hãm hoạt động của tuyến giáp dẫn tới giảm hàm lượng hormone trong cơ thể.
- Bướu cổ: Bướu tuyến giáp ở phụ nữ đặc trưng bởi sự gia tăng kích thước bất thường ở vùng cổ. Bướu giáp có thể dẫn tới sự chèn ép lên các cơ quan lân cận, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
- Bệnh bướu giáp hạt: Trong tuyến giáp sẽ xuất hiện các tế bào đột biến, nằm rải rác hoặc tụ lại thành cụm gây cản trở sinh hoạt thường ngày. Đa phần giáp hạt được chẩn đoán lành tính nhưng vẫn tồn tại một tỷ lệ nhỏ dưới 5% có nguy cơ chuyển hóa thành ung thư nên cần theo dõi thường xuyên.
Phụ nữ là đối tượng có tỷ lệ mắc các bệnh tuyến giáp cao hơn ở nam giới
Dấu hiệu nhận diện bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Đa số những bệnh tuyến giáp ở phụ nữ thường không gây ra những dấu hiệu rõ rệt, tiến triển chậm và âm thầm. Có tới gần 50% trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi tình cờ thăm khám y tế, gây khó khăn khi điều trị. Ngoài ra, mỗi dạng bệnh sẽ gây ra những dấu hiệu bất thường và mức độ biểu hiện khác nhau:
Dấu hiệu cường giáp:
- Sụt khoảng 2 - 5 kg một cách bất thường kèm theo cảm giác thường xuyên thèm ăn.
- Rối loạn nhịp tim, căng thẳng, đánh trống ngực.
- Dễ bị lo âu hoặc cáu giận không lý do.
- Không chịu được nóng, tăng tiết mồ hôi.
- Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng không do bệnh lý hay liên quan tới thực phẩm
- Yếu cơ, chân tay run, thiếu lực.
- Mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
- Sưng nhẹ vùng mắt hoặc bị lồi mắt.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Dấu hiệu suy giáp:
- Cân nặng tăng bất thường, dù không thay đổi chế độ dinh dưỡng
- Khó đi ngoài
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp, chân tay thiếu lực.
- Thường xuyên bị tê bì chân tay, phản ứng chậm, dễ stress.
- Da khô, bong tróc, tái nhạt thiếu sức sống.
- Kỳ kinh không đều, nguyệt san ít máu.
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp:
Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường rất khó kiểm chứng do không có biểu hiện đặc hiệu. Chỉ một số ít người bệnh có triệu chứng rõ ràng. Nếu kích thước khối u đủ lớn, bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ngừa cằm nhẹ lên để kiểm tra sự xuất hiện của bướu giáp. Ngoài ra, khi nhận thấy một số biểu hiện như sưng to vùng cổ, thở hụt hơi, khàn giọng, nuốt khó, hay bị nghẹn….bạn nên tới thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
Đau họng, nói khàn, nuốt nghẹn là biểu hiện của ung thư tuyến giáp
Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Tỷ lệ nữ giới mắc các bệnh lý tuyến giáp luôn cao hơn rất nhiều so với nam giới. Sự chênh lệch này có thể được lý giải bằng những điểm khác biệt trong cấu tạo cơ thể và đặc biệt là sinh lý giới.
Sự thay đổi hormone trong cơ thể của nữ giới được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý tuyến giáp. Qua từng giai đoạn sinh lý bao gồm dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố sẽ có sự xáo trộn mạnh mẽ, kéo theo những ảnh hưởng tới hormone tuyến giáp.
Bên cạnh đó, lượng hormone trong cơ thể nữ giới có thể dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp như:
- Chế độ dinh dưỡng, tâm lý và thói quen sinh hoạt.
- Yếu tố di truyền.
- Thay đổi nội tiết tố và chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
- Hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Tuổi tác.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ tiến triển trong thời gian dài và rất khó để nhận diện khiến không ít người bệnh phát hiện muộn. Chủ quan hoặc thờ ơ trong điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không chỉ chức năng tuyến giáp mà còn cho những cơ quan xung quanh và thậm chí khả năng sinh sản ở phái nữ.
Biến chứng ung thư tuyến giáp
Các bệnh về tuyến giáp ở phụ nữ như cường giáp, suy giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư giáp. Các khối u ác tính có thể gây di căn đến tim, phổi, xương, thận, nguy hiểm tới tính mạng.
Biến chứng rối loạn chức năng tuyến giáp
Bệnh cường giáp nếu không điều trị và kiểm soát tốt cho thể dẫn tới biến chứng lồi mắt, tầm nhìn mờ, cơn bão giáp gây tử vong.
Tình trạng suy giáp nghiêm trọng làm xương dễ gãy, tim đập nhanh, suy tim xung huyết, co giật, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương khiến người bệnh dễ rơi vào trầm cảm.
Biến chứng tới khả năng sinh sản
Đa số người mắc bệnh tuyến giáp đều có biểu hiện rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn, gây mãn kinh sớm.
Phụ nữ mắc bệnh trong thai kỳ có thể tiềm ẩn nguy cơ tiền sản, sinh non, suy tim hoặc di truyền cho trẻ.
Bệnh tuyến giáp làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới
Cách điều trị bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Các phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp đều hướng tới mục tiêu ổn định nồng độ hormone tuyến giáp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ở một số trường hợp xuất hiện khối u, chèn ép lên các bộ phận lân cận, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể và mức độ biểu hiện sẽ tương ứng với những phương pháp điều trị khác nhau:
Điều trị bằng thuốc
Bổ sung những loại thuốc có đặc điểm giống hệt với hormone giáp là phương pháp được chỉ định cho các trường hợp mắc suy giáp. Sử dụng hormone thay thế có tác dụng bổ sung lượng thiếu hụt.
Ngược lại, người mắc cường giáp sẽ được điều trị bằng các thuốc kháng giáp đặc hiệu, có tác dụng ức chế quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Tuy nhiên, dù sử dụng bất cứ sản phẩm thuốc điều trị tuyến giáp nào, người bệnh vẫn cần phải thăm khám định kỳ để được đánh giá hiệu quả, điều chỉnh liều lượng phù hợp nhất với tình trạng hiện tại.
Điều trị bằng iod phóng xạ
Do tuyến giáp hấp thụ hầu hết iod có trong cơ thể nên việc sử dụng iod phóng xạ sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang, Basedow hoặc u tuyến giáp. Phương pháp này có thể phá hủy tế bào ung thư, các tế bào sản sinh ra hormone giáp mà không ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, đa số trường hợp sau khi điều trị bằng iod phóng xạ đều có nguy cơ mắc bệnh suy giáp.
Iod phóng xạ là một trong những phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp
Phẫu thuật tuyến giáp
Phẫu thuật tuyến giáp thường áp dụng điều trị cho bệnh ung thư tuyến giáp, u giáp lớn, bướu cổ lành tính. Bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ nội soi hoặc RFA… đều giảm thiểu nguy cơ biến chứng, nhưng việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp đều gây ảnh hưởng tới cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh cần sử dụng liệu pháp bổ sung hormone đến suốt đời.
Một số câu hỏi thường gặp
Bên cạnh nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi mắc bệnh tuyến giáp, người bệnh thường có một số thắc mắc như:
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng giúp hỗ trợ và tăng cường chức năng cho tuyến giáp:
Thực phẩm nên ăn khi bị bệnh tuyến giáp
- Món ăn chứa nhiều iot rất tốt cho người mắc bệnh suy giáp, giảm nguy cơ bướu cổ.
- Phụ nữ mắc bệnh lý tuyến giáp nên tích cực bổ sung trứng trong thực đơn hằng ngày để cải thiện khả năng sản xuất hormone T3, T4.
- Sữa chua và nhóm thực phẩm giàu Vitamin D, B12 và probiotic sẽ giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong đường ruột, tăng cường miễn dịch, ổn định hoạt động tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đi ngoài hoặc táo bón khi bị rối loạn chức năng tuyến giáp.
Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu iod tự nhiên tốt cho tuyến giáp
Thực phẩm cần kiêng khi bị bệnh tuyến giáp
Cần tránh xa những thực phẩm chứa Gluten (bánh mì, lúa mạch…) do những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, đồng thời tăng phản ứng miễn dịch tự động, khiến rối loạn tuyến giáp nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ đậu nành và các chế phẩm liên quan. Hàm lượng Isoflavone có trong những thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chức năng tuyến giáp.
- Các món ăn từ nội tạng động vật chứa nhiều axit bão hòa và cholesterol làm giảm khả năng hấp thụ thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.
- Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp nên tránh các loại rau thuộc họ cải xanh như cải bắp, súp lơ….vì lượng enzyme goitrogen trong rau có thể cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có tái phát không?
Các bệnh về tuyến giáp ở phụ nữ có thể dễ dàng tái phát kể cả sau khi điều trị. Nguy cơ tái phát sẽ tăng cao hơn vào những thời điểm mà hormone có sự xáo trộn mạnh mẽ. Hai trường hợp tái phát bệnh tuyến giáp có thể kể đến như:
- Tái phát cường giáp sau sinh: Việc điều trị bệnh tuyến giáp cho phụ nữ mang thai bị hạn chế rất nhiều do nguy cơ dị ứng thuốc. Phương pháp phẫu thuật và dùng phóng xạ sẽ không được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho bé. Bên cạnh đó, sự thay đổi sinh lý và chế độ dinh dưỡng cũng là những yếu tố khiến cường giáp sau sinh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
- Ung thư tuyến giáp tái phát: Sau khi điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh vẫn sẽ được chỉ định dùng thuốc hormone hoặc sử dụng I-131 để bổ trợ. Quá trình sử dụng bắt buộc phải được theo dõi định kỳ để điều chỉnh liều lượng và kịp thời loại bỏ nguy cơ tái phát.
Bệnh tuyến giáp có thể tái phát vào giai đoạn sau sinh
Làm thế nào để phòng bệnh tuyến giáp ở phụ nữ?
Do khả năng mắc bệnh tuyến giáp và tái phát ở phụ nữ thường khá cao, nên để chủ động bảo vệ sức khỏe, các bạn cần đề phòng ngăn chặn các yếu tố nguy cơ như:
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng, linh hoạt thay đổi theo thể trạng và từng giai đoạn (mang thai, sau sinh…)
- Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa phải, phù hợp với phái nữ để tăng cường miễn dịch.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, ngủ đủ giấc.
- Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường.
Ngoài các phương pháp phòng bệnh trên, sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ bảo vệ tuyến giáp đang là xu hướng phổ biến hiện nay. Trong số đó, Ích Giáp Vương là sản phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tuyến giáp ở phụ nữ. Theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012, hải tảo là một loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm kích thước khối u, kháng viêm, điều hòa miễn dịch và nồng độ hormone tuyến giáp. Nhận thấy những tiềm năng trên, các nhà nghiên cứu và bào chế hải tảo cùng nhiều thảo dược khác thành sản phẩm viên uống tiện lợi mang tên Ích Giáp Vương. Sản phẩm Ích Giáp Vương có công dụng hạn chế các biến chứng của bệnh tuyến giáp phụ nữ, điều hòa hormone, hỗ trợ tiêu u bướu và bình ổn hoạt động tuyến giáp. Người bệnh có thể an tâm sử dụng sản phẩm.
Ích Giáp Vương là sản phẩm được đánh giá cao trong việc bảo vệ và phòng ngừa bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy cơ khởi phát cao và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tới chức năng sinh sản. Bên cạnh việc thăm khám định kỳ, sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, mỗi người đều nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý và một lối sống khoa học.
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/common-thyroid-disorders
https://medlineplus.gov/thyroiddiseases.html
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8541-thyroid-disease
https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/thyroid-disease
https://www.verywellhealth.com/thyroid-disease-treatment-4014309