Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp là tình trạng xuất hiện các nhân ở cả hai thùy tuyến giáp. Bệnh được chia thành hai loại đó là bướu đa nhân độc và không độc. Việc chẩn đoán bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp sẽ dựa vào tiền sử mắc bệnh, khám thực thể và các xét nghiệm như thử máu, siêu âm hay sinh thiết. Các phương pháp điều trị bệnh lý này hiện nay bao gồm: Phẫu thuật, iod phóng xạ và dùng thuốc.

Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp nằm phía trước cổ, ngay dưới sụn giáp, gồm hai thùy, được nối với nhau bởi một eo giáp. Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp là một loại bướu cổ, đặc trưng bởi một hoặc nhiều nhân bên trong tuyến giáp. Các nhân giáp được quan sát thấy ở cả hai thùy tuyến giáp. Có hai loại bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp là bướu độc và bướu không độc.

- Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp không độc: Các nhân giáp không ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp.

- Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp độc: Các nhân giáp có khả năng sản xuất hormone độc lập với tuyến giáp và gây ra bệnh cường giáp. Bướu tuyến giáp độc được coi là nguyên nhân phổ biến thứ hai của cường giáp, chỉ sau bệnh Basedow (một rối loạn tự miễn mà cơ thể sinh ra kháng thể kích thích tuyến giáp sản xuất hormone).

>>>Xem thêm: Bướu đa nhân tuyến giáp và những điều cần biết!

Phân loại bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp

Nhân/ nang tuyến giáp: Khi một trong hai thùy xuất hiện nhân tuyến giáp qua hình ảnh siêu âm thì sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm, khám lâm sàng để phân loại Tirads (đánh giá khả năng lành - ác của nhân tuyến giáp trên siêu âm). Nang tuyến giáp có nhiều kích thước khác nhau cụ thể như nang tuyến giáp 2mm, 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 10mm,...

Phân loại Tirads (theo European 2017) được chia thành các cấp độ như sau:

+ Nhân tuyến giáp Tirads 1: Mô giáp lành.

+ Nhân tuyến giáp Tirads 2: Các tổn thương lành tính (0% nguy cơ ác tính).

+ Nhân tuyến giáp Tirads 3: Các tổn thương nghi ngờ ác tính thấp (2-4% ác tính).

+ Nhân tuyến giáp Tirads 4: Nghi ngờ ác tính vừa (6-17% ác tính).

+ Nhân tuyến giáp Tirads 5: Nghi ngờ ác tính cao (26-87% ác tính).

Nguyên nhân gây bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp

Mặc dù đến nay nguyên nhân chính xác khiến nhân giáp hình thành vẫn chưa thể tìm ra nhưng những yếu tố sau được xem là nguy cơ gây ra bệnh:

- Tế bào nang bình thường không đồng nhất về chức năng, chủ yếu do di truyền.

- Giới tính: nguy cơ mắc bệnh nhân tuyến giáp thường cao hơn ở nữ giới.

- Bướu đang trưởng thành có sự bất thường về chức năng và cấu trúc. 

- Sai sót bẩm sinh của tổng hợp hormone tuyến giáp.

- Tăng hoạt tự nhiên các chất tuyến giáp. 

- Hút thuốc lá.

- Sử dụng một số loại thuốc.

- Nhiễm trùng, viêm tuyến giáp tự miễn.

- Tiếp xúc với chất phóng xạ.

- Suy giáp, cường giáp.

- Gien.

Nhưng các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính gây bệnh là do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch và chế độ ăn thiếu hụt iod.

Chẩn đoán bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp

Để chẩn đoán bệnh bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh tật, khám thực thể và cho làm xét nghiệm.

Để tìm hiểu về tiền sử bệnh tật, bác sĩ sẽ khai thác xem trong gia đình người bệnh có ai bị bướu cổ hoặc bệnh tuyến giáp khác không? Người bệnh đã từng xạ trị vùng đầu, cổ, ngực chưa? Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sờ nắn cổ của người bệnh để xem có u, cục không.

Sau khi đã có thông tin về tiền sử mắc bệnh và khám thực thể, người bệnh sẽ được làm một số xét nghiệm như siêu âm, thử máu, sinh thiết:

- Siêu âm: Giúp xác định kích thước của bướu tuyến giáp và đặc điểm của các nhân giáp (kích thước, số lượng nhân, có vôi hóa hay không, độ sáng, bờ nhân, hình dạng, thể chất lỏng hay rắn).

- Thử máu: Đo nồng độ hormone tuyến giáp và hormone kích thích tuyến giáp (TSH – thyroid stimulating hormone) sẽ giúp xác định xem chức năng của tuyến giáp có bất thường không? Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp là bướu độc hay không độc?

- Sinh thiết: Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp chính xác nhất hiện này đó là sinh thiết. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ lấy một lượng tế bào trong nhân tuyến giáp để đi xác định ung thư. Khi kích thước của các nhân tuyến giáp trên 1cm, bác sĩ sẽ cho người bệnh đi làm sinh thiết. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến giáp (thông qua tiền sử gia đình có người bị ung thư tuyến giáp hoặc bệnh nhân từng phơi nhiễm với phóng xạ, hay trên hình ảnh siêu âm), kích thước nhân tuyến giáp chỉ cần trên 0.5cm thì đã có thể làm được sinh thiết.

>>>Xem thêm: Khám bướu đa nhân tuyến giáp hai thùy ở đâu tốt nhất?

Cách điều trị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp

Việc điều trị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp sẽ tùy thuộc vào bướu độc hay không độc, độ tuổi, các bệnh lý mắc kèm và mức độ nặng của triệu chứng mà người bệnh gặp phải.

1. Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp độc

Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp độc sẽ gây ra các triệu chứng của cường giáp nên cần phải điều trị. Những phương pháp điều trị bệnh lý này bao gồm: Iod phóng xạ, thuốc kháng giáp hoặc phẫu thuật.

Thuốc kháng giáp

Thuốc kháng giáp là một cách điều trị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp. Liều thuốc kháng giáp sử dụng nên là thấp nhất để tránh các tác dụng phụ (rung tâm nhĩ, loãng xương). Thioamide là nhóm thuốc kháng giáp hay được sử dụng nhằm đưa người bệnh trở về trạng thái bình giáp (chức năng tuyến giáp bình thường) để chuẩn bị cho phẫu thuật hoặc điều trị bằng iod phóng xạ. Thuốc kháng giáp thường được sử dụng trong 2 - 8 tuần. Người bệnh cần dừng thuốc này ít nhất 4 ngày trước khi điều trị bằng iod phóng xạ để tránh biến chứng cơn bão giáp (một hội chứng đe dọa tính mạng, trong đó người bệnh có đầy đủ các biểu hiện của bệnh cường giáp).

Thuốc kháng giáp có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như: Phát ban, sốt, rối loạn hệ tiêu hóa, giảm bạch cầu, lupus ban đỏ cảm ứng thuốc, tổn thương gan nặng.

Iod phóng xạ

Đây là liệu pháp quan trọng trong điều trị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp độc. Hầu hết tất cả đối tượng mắc bệnh đều sử dụng được phương pháp này, ngoại trừ phụ nữ có thai.

Do sự bắt iod ở người bị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp độc thường kém hơn so với người mắc bệnh Graves nên liều iod phóng xạ cần dùng sẽ cao hơn. Khoảng 85 – 100% người mắc bướu nhân tuyến giáp độc đáp ứng với iod phóng xạ. Phương pháp này cũng giúp giảm kích thước khối bướu cổ khoảng 40%.

Khi điều trị với iod phóng xạ mà người bệnh vẫn thấy kích thước khối bướu to lên hoặc nồng độ hormone tuyến giáp cao thì có nghĩa là liều thuốc chưa đủ.

Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng của bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp độc như đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run tay, vã mồ hôi, căng thẳng… Thuốc chẹn canxi sẽ thay thế cho thuốc chẹn beta nếu người bệnh không đáp ứng hoặc bị phản ứng phụ với nhóm chẹn beta.

2. Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp không độc

Bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp không độc nếu phát triển chậm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc thì chưa cần điều trị. Trừ khi khối bướu cổ phát triển lớn, chèn ép lên các cơ quan như khí quản, thanh quản, thực quản gây khó thở, khó nuốt, khàn giọng hoặc một nhân giáp nào đó trở thành nhân độc (sản xuất quá mức hormone tuyến giáp) sẽ cần phải điều trị bằng phương pháp thích hợp (iod phóng xạ, phẫu thuật).

Liệu pháp iod phóng xạ có thể sử dụng để giảm kích thước khối bướu tuyến giáp khi người bệnh không thể phẫu thuật (do nguy cơ cao gặp biến chứng). Các nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của phương pháp này chỉ sau một liều điều trị. Khoảng 90% người bệnh đã giảm được 50% thể tích khối bướu cổ sau 12 – 18 tháng. Các triệu chứng chèn ép cũng được cải thiện đáng kể.

Tác dụng giảm kích thước khối bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào liều iod phóng xạ sử dụng. Ở những người trẻ mới phát hiện bệnh, liệu pháp này sẽ có hiệu quả hơn. Nồng độ TSH (thyroid stimulating hormone – hormone kích thích tuyến giáp) trong máu sẽ giúp xác định mức độ đáp ứng với liệu pháp iod phóng xạ. Tuy nhiên, liệu pháp iod phóng xạ cũng tiềm ẩn một số biến chứng như: Suy giáp, viêm tuyến giáp, bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp tái phát.

Bên cạnh liệu pháp iod phóng xạ và phẫu thuật, thuốc hormone tuyến giáp T4 (thyroxine) cũng được sử dụng để co nhỏ kích thước của bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp không độc. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này vẫn đang còn tranh cãi. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, liệu pháp T4 có thể giúp giảm thể tích khối bướu giáp ở 58% người mắc bướu nhân tuyến giáp không độc. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa được chứng thực. Hơn nữa, việc sử dụng T4 có thể gây giảm tỷ trọng của xương, rung tâm nhĩ, đặc biệt, bướu tuyến giáp vẫn dễ tái phát.

>>>Xem thêm: Cách điều trị bướu nhân tuyến giáp. Đọc ngay!

Bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bướu đa nhân tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào thể bệnh và kích thước của khối bướu cổ. Để trả lời cho câu hỏi: Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không? mời độc giả cùng xem chi tiết sau đây. 

Biến chứng của bướu đa nhân tuyến giáp độc 

Với bướu đa nhân độc, nghĩa là tuyến giáp sản xuất quá mức hormone (cường giáp), khi không được điều trị kịp thời, hậu quả sẽ rất khó lường. Một số biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp đó là: 

Các vấn đề về mắt 

Một số vấn đề về mắt mà người bệnh có thể gặp bao gồm: 

- Khô, cộm mắt

- Nhạy cảm với ánh sáng

- Chảy nước mắt 

- Nhòe, nhìn đôi 

- Đỏ mắt 

- Mi mắt đỏ, sưng 

- Lồi mắt 

Ở một số người, các bệnh về mắt chỉ nhẹ và có thể đỡ hơn khi bệnh được điều trị. Tuy nhiên, có khoảng 20 – 30 trường hợp bị mù. Nếu đang bị một số vấn đề về mắt do bướu đa nhân tuyến giáp thì bạn nên đi khám chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời.

Suy giáp

Việc điều trị bướu đa nhân tuyến giáp độc có thể để lại một hậu quả đó là tuyến giáp bị suy giảm chức năng (suy giáp). Một số triệu chứng của suy giáp là: Sợ lạnh, mệt mỏi, tăng cân, táo bón, trầm cảm… Suy giáp có thể tạm thời nhưng đôi khi vĩnh viễn, đòi hỏi người bệnh phải uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp

Các vấn đề khi mang thai 

Đối với người bị bướu đa nhân tuyến giáp đang mang thai, nếu không điều trị tốt bệnh lý này sẽ dẫn đến một số biến chứng như: 

- Co giật 

- Sẩy thai 

- Sinh non 

- Trẻ sinh ra bị nhẹ cân 

Đối với phụ nữ đang mang thai mà bị cường giáp nên có sự giám sát điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bởi một số thuốc chữa cường giáp có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. 

Cơn bão giáp 

Biến chứng của bướu đa nhân tuyến giáp độc cũng như cường giáp nguy hiểm nhất đó là cơn bão giáp, có thể đe dọa tính mạng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gặp biến chứng cơn bão giáp đó là: 

- Nhiễm trùng 

- Mang thai 

- Sử dụng thuốc không theo hướng dẫn 

- Tổn thương tuyến giáp kiểu cơ học như đấm, chọc vào tuyến

Các triệu chứng của một cơn bão giáp bao gồm: 

- Nhịp tim nhanh 

- Thân nhiệt cao (có thể trên 38 độ C) 

- Tiêu chảy, nôn mửa 

- Vàng da, vàng mắt 

- Lú lẫn, mơ hồ

- Mất ý thức 

Người có biểu hiện của cơn bão giáp nên được đưa đi cấp cứu kịp thời. 

Ngoài ra, một số biến chứng khác của bệnh bướu đa nhân tuyến giáp có thể là: 

- Rung tâm nhĩ: Tim đập nhanh bất thường, loạn nhịp 

- Loãng xương: Xương yếu, dễ gãy 

- Suy tim: Tình trạng tim không thể bơm máu đi nuôi cơ thể 

Ung thư tuyến giáp 

Khoảng 20% người mắc bướu nhân tuyến giáp có thể phát triển bệnh ung thư tuyến giáp. Ở Mỹ, 1,2% dân số được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ mối liên quan giữa bệnh bướu nhân tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Chỉ biết rằng, bướu đa nhân tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Do đó, những người bị bệnh lý này cần được sàng lọc ung thư tuyến giáp thông qua các xét nghiệm như siêu âm và sinh thiết. 

Chèn ép các cơ quan

Khi kích thước của khối bướu đa nhân tuyến giáp quá lớn có thể gây chèn ép vào các cơ quan xung quanh. Thường gặp ở những người bị bướu cổ lâu năm hay không được điều trị. Người bệnh có thể trải qua một số triệu chứng như:

- Khàn giọng, ho, mất tiếng: Do khối bướu tuyến giáp đè lên dây thần kinh thanh quản hoặc thanh quản.

- Khó thở: Xảy ra khi bướu to chèn vào ống khí quản. 

- Nuốt vướng, khó nuốt: Do bướu chèn vào thực quản.

Giảm kích thước bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp nhờ sản phẩm thảo dược

Việc điều trị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào từng loại bướu, các triệu chứng, nguyên nhân cũng như cơ địa từng người mắc. Các cách điều trị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp theo tây y hiện nay đều có thể gây ra tác dụng phụ, nhất là khi sử dụng lâu dài hoặc không đúng cách.

Chính vì vậy, để kiểm soát bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp một cách an toàn, giới chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị, đồng thời giảm nhẹ các phản ứng phụ của thuốc tây y lên cơ thể. Ích Giáp Vương chứa thành phần chính là hải tảo, kết hợp cùng các vị thuốc khác như cao khổ sâm, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao neem và KI, MgCl2. Hải tảo là một loại rong biển, chứa hàm lượng iod khá cao, có tác dụng làm mềm khối u, khối bướu nhân, do đó giúp thu nhỏ, làm xẹp bướu tuyến giáp. Cao khổ sâm, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao neem có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các chất độc, do đó đối với những người bị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp, Ích Giáp Vương sẽ hạn chế bướu phát triển trở lại sau phẫu thuật. Hải tảo, cao neem và magie giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như: Làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, giảm cholesterol máu. KI có vai trò điều hòa hormone tuyến giáp. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương có thành phần từ các thảo dược nên không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, kể cả khi sử dụng lâu dài.

Cảm nhận khách hàng

Bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu tuyến giáp đa nhân bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY. 

Tư vấn của chuyên gia

Để biết cách điều trị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp hiệu quả, mời các bạn lắng nghe tư vấn của PGS. TS. Đoàn Văn Đệ trong video này:

>>>Xem thêm: Tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương trong hỗ trợ điều trị bướu nhân tuyến giáp

Qua thông tin hữu ích mà bài viết cung cấp, hy vọng các bạn đã hiểu được tổng quan về bệnh bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp an toàn từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương giúp kiểm soát bệnh lý này, giảm kích thước khối bướu và cải thiện triệu chứng. Nếu đang bị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp, hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay hôm nay, bạn nhé!

Để được tư vấn về bệnh bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).