Ngay khi phát hiện bản thân có những triệu chứng cường giáp như: Bướu cổ, tim đập nhanh, sút cân, ho khan, ho kéo dài, khàn tiếng,... đừng chủ quan! Bởi nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng cực nguy hiểm. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng cường giáp, mời bạn tham khảo bài viết sau
12 Triệu chứng cường giáp cần phải biết
Khi bị cường giáp, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng của tăng chuyển hóa, cụ thể:
Triệu chứng cường giáp phổ biến nhất là phì đại tuyến giáp, bướu cổ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là do tuyến giáp hoạt động quá mức, theo thời gian sẽ tăng dần về mặt kích thước, gây ra hiện tượng cổ sưng lớn.
Khi bị bướu cổ do cường giáp người mắc sẽ thấy vùng cổ của mình lồi lên một khối bướu to và chuyển động lên xuống theo nhịp nuốt.
Bướu cổ là biểu hiện dễ nhận diện nhất của bệnh cường giáp
Phần lớn những người mắc bệnh tuyến giáp đều gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim. Triệu chứng này xảy ra khi lượng hormone T3, T4 tăng nhịp tim (trên 100 nhịp/phút). Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy tim.
Trong trường hợp bạn cảm thấy mình bị sụt giảm cân nhanh chóng mặc dù vẫn ăn ngon, ngủ tốt, sinh hoạt bình thường thì rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh cường giáp. Hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Khi mắc cường giáp, quá trình chuyển hóa cũng sẽ diễn ra nhanh bất thường. Vì thế, lượng dinh dưỡng nạp vào chưa được hấp thu hoàn chỉnh đã bị chuyển hóa và đào thải, dẫn đến giảm sút cân nhanh chóng.
Khi bị giảm sút cân bất thường, bạn hãy nghĩ ngay đến triệu chứng cường giáp
Ho khan, ho kéo dài cũng là một trong những triệu chứng bị cường giáp rất nhiều người mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến giáp phì đại chèn ép gây vướng tại vùng cổ. Khi đó, cơ thể sẽ sinh ra phản xạ ho để loại bỏ dị vật nghi ngờ gây vướng ra bên ngoài.
Biểu hiện chủ yếu của hiện tượng ho kéo dài do cường giáp là những cơn ho khan, không có đờm, không thuyên giảm khi uống thuốc và dùng các viên ngậm.
Tuyến giáp phát triển quá mức sẽ gây chèn ép vào thực quản khiến người bệnh thường xuyên bị nghẹn cổ họng, làm giảm nhu cầu ăn uống. Tình trạng này có thể khiến người mắc bệnh suy nhược cơ thể nghiêm trọng, gầy yếu
- Da khô, tóc rụng
Da khô và rụng tóc cũng là triệu chứng của cường giáp thường được ghi nhận ở người bệnh. Tình trạng này chủ yếu do rối loạn hormone gây nên kèm theo dinh dưỡng giảm sút và căng thẳng, lo âu.
Da khô, tóc rụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình của người bệnh, là dấu hiệu kéo theo các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác nếu không sớm được điều trị.
Tóc rụng, da khô ở nữ giới khiến chị em vô cùng lo lắng, hoang mang
- Rối loạn nội tiết tố
Rất nhiều người (thường gặp nhất là nữ giới) gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố khi mắc bệnh cường giáp. Bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh,...
Ngoài ra, cường giáp còn gây ra tình trạng suy giảm ham muốn tình dục, khó thỏa mãn, không muốn gần gũi bạn tình,.... Ở nam giới, tuyến giáp điều tiết quá nhiều hormone có thể kèm theo rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm.
- Rối loạn tiêu hóa
Do cơ thể tăng cường chuyển hóa quá mức, khả năng tiêu hóa thức ăn của người mắc cường giáp diễn ra nhanh chóng. Điều này gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài phân nát, đi vệ sinh nhiều lần trong ngày,....
Tình trạng tiêu hóa này thường kèm theo biếng ăn, mệt mỏi, da xanh xao, người thiếu sức lực,...
- Sợ nóng, đổ mồ hôi
Biểu hiện sợ nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi ngay cả khi không vận động thường khiến nhiều người chủ quan và dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên đây chính là triệu chứng cường giáp phổ biến hàng đầu. Do những người mắc bệnh cường giáp có mức chuyển hóa cơ bản cao dẫn tới thân nhiệt nóng hơn so với người bình thường. Do vậy, họ thường sợ nóng, chịu nóng kém, dễ đổ mồ hôi, sức đề kháng kém hơn dẫn tới sốt, ho, mệt mỏi,...
Người bệnh thường đổ nhiều mồ hôi ngay cả khi đang nghỉ ngơi
- Rối loạn tinh thần
Phần lớn người mắc cường giáp đều gặp phải những thay đổi bất thường về tâm lý như: Tính tình thay đổi, dễ xúc động, nổi nóng, thường xuyên căng thẳng, lo âu, có cảm giác bồn chồn, hồi hộp, suy nghĩ tiêu cực….
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn thường xuyên bị mất ngủ kéo dài dẫn tới tình trạng rối loạn tinh thần ngày càng trầm trọng hơn thậm chí là trầm cảm vô cùng nguy hiểm.
- Suy giảm thị lực
Bên cạnh các triệu chứng cường giáp trên, nhiều người bệnh cũng gặp phải các biểu hiện bất thường về mắt như: Nhạy cảm với ánh sáng, nóng rát mắt, chảy nước mắt, lồi mắt, phù mắt, viêm kết mạc, luôn có cảm giác cộm như bị bụi bay vào mắt hoặc khó chịu khi đảo mắt,...Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị liệt cơ vận nhãn gây song thị, không thể nhìn lên, liếc ngang được.
Cường giáp gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh
Hội chứng cường giáp cũng có thể gây run tê tay chân với những biểu hiện cụ thể như sau: chân tay mất kiểm soát, run tay chân với biên độ, tần suất nhỏ, suy giảm khả năng vận động, tứ chi giảm độ linh hoạt.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do lượng hormone cung cấp cho hoạt động cơ thể bị xáo trộn. Sự xáo trộn này khiến việc dẫn truyền thông tin từ não tới các cơ quan bị gián đoạn, khó phối hợp. Đặc biệt nhất là lưu lượng máu cung cấp tới các cơ quan này cũng trở nên thất thường khiến cảm giác run tê tay chân, yếu cơ diễn ra thường xuyên hơn.
>>>Xem thêm: Người bốc hỏa, trằn trọc cả đêm: Có thể bạn đã bị CƯỜNG GIÁP
Cách điều trị bệnh cường giáp
Để hạn chế tình trạng phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng cường giáp, người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị bệnh theo đúng phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Các phương pháp điều trị cường giáp phổ biến hiện nay là:
- Sử dụng các loại thuốc kháng giáp: Các loại thuốc giúp ức chế tuyến giáp sản xuất hormone như Methimazole, PTU được chỉ định điều trị kéo dài trong khoảng từ 12-24 tháng. Ngoài ra, với những triệu chứng như nhịp tim nhanh, tức ngực bác sĩ sẽ kê kèm theo các loại thuốc chẹn beta.
- Điều trị bằng phóng xạ Iod 131: Với những người bệnh cường giáp không đáp ứng điều trị bằng thuốc, điều trị bằng phóng xạ Iod sẽ được chỉ định. Phương pháp này giúp tuyến giáp duy trì hoạt động bình ổn và loại bỏ các nguyên nhân cường giáp do khối u, bướu giáp nhân,...
- Phẫu thuật: Điều trị cường giáp bằng phẫu thuật được chỉ định với những người bệnh không thể điều trị bằng hầu hết các phương pháp nội khoa. Đây là cách chữa trị không được khuyến nghị vì có thể gây ra nhiều di chứng và có thể dẫn đến suy giáp.
- Điều trị bệnh cường giáp bằng đông y: Các thảo dược đông y có tác dụng tốt trong việc điều hòa hoạt động của tuyến giáp, cân bằng lượng hormone T3, T4. Tuy nhiên, các bài thuốc đông y thường yêu cầu người bệnh kiên trì sử dụng và điều chế khá cầu kỳ. Thay vào đó, người bệnh cường giáp có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên Ích Giáp Vương, với công dụng tương tự như các bài thuốc đông y. Theo nghiên cứu năm 2012 tại Trung Quốc, hải tảo có tác dụng điều hòa hormone, kháng viêm, chống oxy hóa,...Khi kết hợp hải tảo với lá neem, bán biên liên, ba chạc, khổ sâm nam,...Ích Giáp Vương đã mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng của bệnh cường giáp hiệu quả và an toàn. Người bệnh có thể tham khảo để sử dụng.
Ngoài những phương pháp điều trị bệnh trên, người bệnh cần tuân thủ thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung iod, rau xanh và hoa quả trong thực đơn hàng ngày. Thêm vào đó, việc vận động và tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng giúp tăng cường đề kháng, hạn chế các triệu chứng cường giáp trở nên nghiêm trọng.
Ích Giáp Vương là sản phẩm hỗ trợ điều trị cường giáp có nguồn gốc thảo dược
Trên đây là những thông tin chia sẻ về 12 triệu chứng cường giáp phổ biến cho bạn đọc tham khảo. Nếu bạn gặp phải các biểu hiện trên, hãy nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tránh các biến chứng không mong muốn.
Link tham khảo nước ngoài