Nhân giáp thùy phải là bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp phía bên phải xuất hiện khối u (nhân). Bệnh thường lành tính và có thể điều trị bằng thuốc nếu phát hiện sớm. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra nhân giáp thùy phải, triệu chứng thường gặp là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về bệnh lý tuyến giáp này trong bài viết dưới đây.

Nhân giáp thùy phải là bệnh gì?

Nhân tuyến giáp thùy phải là bệnh lý được xác định bởi các bác sĩ điều trị khi siêu âm tuyến giáp phát hiện các khối nhân, u bất thường nằm phía cánh phải của tuyến giáp. Đây là một dạng bệnh tuyến giáp thường gặp, phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi từ 18-65 tuổi. Bệnh có tỷ lệ lành tính cao (95%), một số ít trường hợp thuộc thể ác tính sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh nhân giáp thùy phải, người bệnh có thể bị nhân giáp thùy trái hoặc nhân giáp hai thùy.

Để xác định chính xác nhân tuyến giáp thùy phải, người bệnh cần được thăm khám và kiểm tra bằng cách siêu âm vùng cổ. Có thể phân loại nhân tuyến giáp thùy phải theo thang mức độ nguy hiểm chủ yếu sau:

  • Nhân thùy phải tirads 1: Lành tính, tỷ lệ chứa ác tính 0%.
  • Nhân thùy phải tirads 2: Lành tính, đã sinh ra các tổn thương, tỷ lệ chứa ác tính 0%.
  • Nhân thùy phải tirads 3: Tổn thương lành tính, tỷ lệ ác tính 1,7%.
  • Nhân thùy phải tirads 4: Nghi ngờ ác tính trung bình cao, tỷ lệ từ 3,3% – 72,4 %.
  • Nhân thùy phải tirads 5: Nghi ngờ ác tính cao, tỷ lệ ác tính 87,5%.
  • Nhân thùy phải tirads 6: Khẳng định ác tính, tỷ lệ ác tính 100%.

Nhan-giap-thuy-phai-co-the-lanh-tinh-hoac-ac-tinh-.webp

Nhân giáp thùy phải có thể lành tính hoặc ác tính

Nhân giáp thùy phải có nguy hiểm không?

Để giải đáp bướu nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào kết quả siêu âm của người bệnh. Cụ thể là:

  • Nếu nhân giáp thùy phải là thể lành tính, người bệnh có thể dễ dàng điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây y, không cần phải can thiệp phẫu thuật. Trong nhiều trường hợp, người bệnh được chỉ định theo dõi không điều trị nếu bướu giáp không có triệu chứng và không gây tổn thương. Tuy nhiên, nếu tình trạng bướu giáp kéo dài không điều trị hoặc không tuân thủ điều trị, các nhân tuyến giáp có thể hoạt động gây các biểu hiện cường giáp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và đời sống sinh hoạt.
  • Nếu các nhân giáp thùy phải là ác tính, người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật ngoại khoa và hóa trị loại bỏ các tế bào ung thư. Đa số ung thư tuyến giáp đều thuộc thể nhú, có tiên lượng sống cao (từ 50-100%) khi phát hiện từ giai đoạn 3. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp thể nhú nếu phát hiện muộn đã di căn, hoặc thuộc thể tủy hoặc thể không biệt hóa, tỷ lệ sống của người bệnh sẽ rất thấp, khó duy trì.

Nhan-tuyen-giap-co-the-chuyen-bien-thanh-ung-thu-tuyen-giap-nguy-hiem.webp

Nhân tuyến giáp có thể chuyển biến thành ung thư tuyến giáp nguy hiểm

Dấu hiệu nhận diện nhân giáp thùy phải

Để nhận diện nhân tuyến giáp thùy phải, bạn cần lưu ý những dấu hiệu đặc trưng dưới đây.

- Dấu hiệu của các nhân giáp lành tính, không gây ảnh hưởng chức năng tuyến giáp:

  • Bướu cổ, cổ sưng bất thường đặc biệt ở phía bên phải.
  • Khó nuốt, nuốt nghẹn, giảm khả năng ăn uống.
  • Khàn tiếng, rè âm khi nói, khó nói to.
  • Ho khan, ho không đờm kéo dài.
  • Xuất hiện cảm giác khó thở, mệt mỏi.

Các nhân giáp có thể gây ra các triệu chứng cường giáp như sau:

  • Giảm sút cân bất thường.
  • Sợ nóng, đổ nhiều mồ hôi, chân tay châm chích.
  • Cơ thể mệt mỏi kéo dài, đi ngoài phân lỏng hoặc nát.
  • Da và tóc khô, yếu, dễ tổn thương.
  • Khó tập trung, khó ngủ, rối loạn nhịp tim.

Các nhân giáp ác tính gây ra những biểu hiện sau:

  • Da vùng cổ thâm, sạm màu, lở loét, xuất huyết.
  • Nổi hạch bạch huyết vùng cổ phía bên phải.
  • Khó thở tăng cấp, ho dữ dội, thậm chí ho ra máu.
  • Khi các nhân ác tính đã di căn có thể gây suy tim, ho ra máu, rối loạn nhận thức,...

Bieu-hien-nhan-tuyen-giap-thuy-phai-co-the-la-buou-co,-kho-tho,-ho,-met-moi,....webp

Biểu hiện nhân tuyến giáp thùy phải có thể là bướu cổ, khó thở, ho, mệt mỏi,...

>>>Xem thêm: Bướu giáp nhân: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Nguyên nhân gây bướu giáp nhân thùy phải

Có rất nhiều yếu tố gây tăng nguy cơ mắc bệnh bướu giáp nhân thùy phải bao gồm tác nhân từ bên trong cơ thể lẫn bên ngoài môi trường. Cụ thể là:

  • Thiếu iod: Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày thiếu iod là điều kiện để các nhân giáp hoạt động gây ra nhiều ảnh hưởng trong điều tiết hormone T3 và T4 của tuyến giáp.
  • Rối loạn miễn dịch: Theo các chuyên gia, hệ thống miễn dịch bị rối loạn khiến cơ chế tiêu diệt các tế bào già, lỗi không được thực hiện. Trong khi các tế bào mới vẫn liên tục sinh ra, lâu ngày chúng phát triển thành các nhân trong tuyến giáp.
  • Rối loạn hormone: Hiện tượng rối loạn hormone thường gặp ở nữ giới trong giai đoạn mang thai, sau sinh và mãn kinh. Rối loạn nội tiết tố kích thích tuyến giáp hoạt động bất thường gây ra nhân tuyến giáp, cường giáp hoặc viêm tuyến giáp.
  • Nhiễm phóng xạ: Tế bào bị biến đổi sau khi phơi nhiễm trong vụ nổ hạt nhân hoặc điều trị bệnh bằng chất phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành nhân tuyến giáp thậm chí là ung thư tuyến giáp.
  • Tuổi tác và giới tính: Người càng cao tuổi nguy cơ mắc nhân giáp thùy phải càng cao. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới gấp từ 2-3 lần.
  • Di truyền: Người có ông bà, cha mẹ bị nhân tuyến giáp thùy phải có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những người bình thường.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra tác dụng phụ của một số thuốc trị bệnh, hút thuốc lá hoặc căng thẳng tâm lý cũng có nguy cơ cao bị nhân tuyến giáp.

Tac-dung-phu-cua-mot-so-loai-thuoc-co-the-lam-tang-nguy-co-hinh-thanh-nhan-giap-thuy-phai.webp

Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ hình thành nhân giáp thùy phải

Cách điều trị bướu giáp nhân thùy phải

Với những nhân giáp thùy phải lành tính, kích thước nhỏ, có thể người bệnh chưa phải điều trị nội khoa bằng thuốc. Thay vào đó, người mắc cần thực hiện theo dõi và thăm khám định kỳ trong vòng 3-6 tháng theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị.

Với các trường hợp nhân giáp gây ảnh hưởng chức năng với biểu hiện cường giáp, người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc kháng giáp với liều lượng phù hợp và theo dõi định kỳ. Nếu uống thuốc không thuyên giảm hoặc nhân giáp lớn, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị iod để làm thu nhỏ bướu giáp nhân kết hợp với thuốc nội khoa.

Ngoài ra, phẫu thuật ngoại khoa cũng được chỉ định trong một số trường hợp như kích thước nhân giáp lớn gây chèn ép, mất thẩm mỹ hoặc có chứa tế bào ác tính gây ung thư.

Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, người bị nhân giáp thùy phải cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn bổ sung thực phẩm giàu iod, omega 3 và vitamin như hải sản, rong biển, các loại hạt, rau củ quả tươi,...

Hỗ trợ điều trị bướu giáp nhân thùy phải với Ích Giáp Vương

Bên cạnh các phương pháp điều trị tây y hiện đại, xu hướng cải thiện bệnh lý nhờ vào các thảo dược thiên nhiên đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, các bài thuốc nam thường khá phức tạp trong điều chế, người dùng khó có thể kiên trì áp dụng về lâu dài. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế các vị thuốc thảo dược dưới dạng viên nén tiện lợi mang tên Ích Giáp Vương.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương có thành phần chính là hải tảo. Theo nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2012 cho thấy: Hải tảo có tác dụng kháng viêm, tiêu u, điều hòa miễn dịch, giúp làm tiêu biến các nhân giáp, duy trì hoạt động của tuyến giáp và phòng ngừa ung thư hiệu quả. Khi kết hợp hải tảo với lá neem, bán biên liên, ba chạc, khổ sâm nam, kali iodid,... thì hiệu quả điều trị nhân tuyến giáp được tăng lên nhiều lần. Ích Giáp Vương là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên an toàn và không gây tác dụng phụ lên gan, thận. Người bị nhân tuyến giáp có thể tham khảo để cải thiện bệnh hiệu quả hơn.

San-pham-Ich-Giap-Vuong-ho-tro-dieu-tri-nhan-giap-thuy-phai-an-toan.webp

Sản phẩm Ích Giáp Vương hỗ trợ điều trị nhân giáp thùy phải an toàn

datmua.png

Trên đây là tất cả các thông tin giải đáp thắc mắc về bệnh lý nhân giáp thùy phải của rất nhiều bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn đọc nhận diện bệnh chính xác, phòng ngừa và điều trị phù hợp. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận dưới bài viết để được chúng tôi hỗ trợ.

Link tham khảo nước ngoài:

  1. https://www.thyroid.org/thyroid-nodules/
  2. https://emedicine.medscape.com/article/127491-overview
  3. https://www.healthline.com/health/thyroid-nodule
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3752513/
  5. https://sci-hub.ren/https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874112003686