Suy giáp là một hội chứng rối loạn tuyến giáp phổ biến ở nữ giới. Nhiều người thắc mắc: Bị suy giáp có nên mang thai không? Làm thế nào khắc phục các triệu chứng của bệnh hiệu quả mà vẫn an toàn? Để giải đáp cho những băn khoăn này, mời các bạn cùng buoutuyengiap.com tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.

Thế nào là suy giáp?

Tuyến giáp nằm phía trước cổ, có trọng lượng khoảng 10 - 20 gam. Đây là tuyến nội tiết lớn nhất, có chức năng sản xuất hormone điều hòa các chuyển hóa trong cơ thể. Suy giáp (hay còn gọi nhược giáp) là tình trạng tương đối phổ biến, xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân gây suy giáp bao gồm: Đã từng phẫu thuật tuyến giáp, viêm tuyến giáp do bệnh tự miễn hoặc dùng một số loại thuốc. Đàn ông, thanh thiếu niên và thậm chí trẻ sơ sinh đều có thể bị suy giáp. Theo thống kê, suy giáp ảnh hưởng từ 1 - 2% dân số trên thế giới và có tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao gấp 10 lần so với nam giới.

Triệu chứng của suy giáp ban đầu có thể không rõ ràng. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Người mắc suy giáp có thể gặp những biểu hiện như:

- Mệt mỏi kéo dài

- Tăng cân mặc dù ăn uống vẫn bình thường

- Không chịu được lạnh

- Da khô, lông tóc dễ rụng, gãy

- Phù niêm mạc toàn thân, thâm nhiễm các cơ quan như mi mắt (nặng mí mắt), lưỡi (lưỡi to dày)

- Khản tiếng

- Yếu cơ, đau nhức xương khớp

- Dấu hiệu trên đường tiêu hóa thường gặp là tình trạng táo bón

- Huyết áp, tim mạch: Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; lâu dần có thể suy tim (nhất là khi có thiếu máu đi kèm)

- Tâm thần kinh: Trầm cảm và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.

Điều trị suy giáp như thế nào? Mời các bạn cùng lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn tư vấn cụ thể trong nội dung video sau:

>>> XEM THÊM: Bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ bị suy giáp có nên mang thai không?

Trước khi giải đáp cho câu hỏi “phụ nữ bị suy giáp có nên mang thai không?”, chúng tôi sẽ phân tích những yếu tố nguy cơ có thể gặp phải nếu mang thai khi bị suy giáp.

Tuyến giáp của thai nhi được hình thành và bắt đầu hoạt động ở tuần thứ 10 - 12 của thai kỳ, điều này có nghĩa là trong 12 tuần đầu (3 tháng đầu), thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormone tuyến giáp của người mẹ. Do đó, nếu như mẹ bị suy giáp thì con cũng sẽ bị suy giáp. Đặc biệt, hormone tuyến giáp đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phân chia, hình thành các cơ quan cũng như sự phát triển bộ não của trẻ. Đứa trẻ bị suy giáp bẩm sinh có thể bắt gặp những bất thường trầm trọng cả về sự phát triển trí tuệ lẫn thể chất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì người mẹ có thể bị tất cả các biến chứng phổ biến của suy giáp như: Thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim sung huyết, chậm chạp, táo bón,... Nguy hiểm hơn là họ còn có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan tới sản khoa khác như tiền sản giật, bất thường bánh nhau, đẻ con nhẹ cân và chảy máu nhiều sau đẻ.

Chính vì các nguy cơ trầm trọng trên mà hiện nay nhiều thầy thuốc khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra TSH (hormone kích thích tuyến giáp - thyroid stimulating hormone) khi có kế hoạch mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là ngay khi phát hiện có thai. Với những người đang mắc suy giáp thì cần làm xét nghiệm FT4 (xét nghiệm định lượng thyroxine tự do – một hormone tuyến giáp có hoạt tính sinh học), TSH ngay khi biết có thai và định kỳ hàng tháng trong suốt thời gian mang thai.

Qua những phân tích trên đây, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được băn khoăn có nên mang thai khi bị suy giáp rồi đúng không? Hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị nhé, bởi đi ngược lại với nó sẽ gây ra hậu quả vô cùng nặng nề.

>>> XEM THÊM: Bị suy giáp có nguy hiểm không?

Người bị suy giáp nên ăn gì?

Theo ông Greg B. Dodell, MD, trợ lý giáo sư lâm sàng về nội tiết học, ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh có thể giúp tăng cường chức năng tuyến giáp bằng cách thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sau đây là một số thực phẩm tốt cho người bị suy giáp:

- Các thực phẩm giàu i-ốt: Hải sản, rau có màu xanh đậm,… là những thực phẩm giàu i-ốt mà người suy giáp nên dùng, giúp tuyến giáp cải thiện quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động ổn định.

- Nước trái cây tươi, rau củ giàu vitamin, khoáng chất, enzym và chất chống oxy hóa cần thiết cho tuyến giáp có thể hoạt động hiệu quả.

- Bổ sung thêm các loại gia vị có tính kích thích như gừng, hạt tiêu, ớt, quế để tăng thân nhiệt, cải thiện quá trình trao đổi chất và lưu thông máu của cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, người bị suy giáp nên bổ sung đủ lượng protid mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị, giúp cơ thể có đủ nguyên liệu cân bằng các quá trình chuyển hóa. Bên cạnh đó các axit béo còn giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng lưu thông máu. Điều này rất quan trọng khi bạn đang điều trị suy giáp, do vậy bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu axit béo trong chế độ ăn hàng ngày.

>>> XEM THÊM: Bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Hỗ trợ điều trị suy giáp hiệu quả, an toàn bằng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Nguyên nhân chính gây ra suy giáp là do các rối loạn tự miễn. Vì vậy, mục tiêu điều trị trước mắt là khắc phục các triệu chứng của bệnh: Điều hòa lại nhịp tim, điều hòa thân nhiệt, ổn định trọng lượng cơ thể, ổn định nhu động ruột. Quan trọng hơn nữa, về lâu dài, cần phải tăng cường miễn dịch, chống sản xuất ra các kháng thể tự sinh, giúp điều hòa lại hormone tuyến giáp, làm ổn định nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể.

Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhận được phản hồi tích cực từ người dùng. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

Ngoài thành phần chính là hải tảo, Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có khả năng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tuyến giáp:

- Chiết xuất hải tảo: Có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (suy giáp trạng). Đồng thời, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Đặc biệt, trong thành phần của hải tảo có chứa nhiều i-ốt giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường sức khỏe tuyến giáp dùng cho cả trường hợp cường giáp và suy giáp.

- Cao khổ sâm nam: Vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát. Khổ sâm nam có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp.

- Cao bán biên liên: Vị cay, tính bình, quy vào các kinh tâm, tiểu trường, phế. Bán biên liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc, các thuốc điều trị dễ gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).

- Cao ba chạc: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh. Ba chạc có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Ở Trung Quốc, lá ba chạc còn dùng ngoài chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema; dùng trong chữa viêm họng, viêm amidan, ho,…

- Cao lá neem: Có tác dụng làm giảm nhịp tim, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp và hạ nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp, tăng cường hệ miễn dịch.

- I-ốt (dưới dạng Kali iodid và chiết xuất Hải tảo): I-ốt tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, điều hòa hệ miễn dịch, giúp điều hòa hormone tuyến giáp, dùng được trong cả trường hợp cường giáp hoặc suy giáp.

- Magnesi (dưới dạng Magnesium lactate dihydrate): Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định tim mạch, ổn định huyết áp.

Đánh giá của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Doãn Thị Hương phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp trong video sau đây:

>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia khác về công dụng của Ích Giáp Vương trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp TẠI ĐÂY.

Kinh nghiệm khắc phục các triệu chứng suy giáp thành công

Chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, ở số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) từng bị suy giáp sau khi phẫu thuật cường giáp basedow. Trình trạng bệnh khiến chị luôn mệt mỏi, chân tay run, thở yếu, đờ đẫn, bỏ bê nhà cửa, chồng con. Chị có uống thuốc nhưng mãi mà không thấy đỡ, lại mệt hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, hay cáu gắt. Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng dùng Ích Giáp Vương, các triệu chứng của bệnh cũng đã cải thiện. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,... Mời các bạn cùng theo dõi chia sẻ cụ thể về quá trình điều trị bệnh của chị Trang trong video sau đây:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương TẠI ĐÂY.

Hy vọng bài viết trên đã giúp độc giả giải đáp được băn khoăn: Bị suy giáp có nên mang thai không cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn. Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh và nâng cao sức khỏe tuyến giáp, đừng quên sử dụng Ích Giáp Vương mỗi ngày, bạn nhé!

Để được tư vấn về vấn đề bị suy giáp có mang thai không và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Tuệ An

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh