Suy giáp là tình trạng suy giảm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm trên hệ xương khớp, tim mạch,... Chủ động tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn nhận diện sớm bệnh suy giáp và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm hiệu quả.
Suy giáp là gì? Cách phân loại
Suy giáp hay nhược giáp là tình trạng tuyến giáp không thể sản sinh đủ hormone đáp ứng cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, suy tuyến giáp được chia thành 2 nhóm đó là: Nguyên phát và thứ phát.
- Suy giáp nguyên phát: Bệnh khởi phát do nguyên nhân bệnh lý tại tuyến giáp hoặc tổn thương sau khi điều trị.
- Suy giáp thứ phát: Xảy ra do sự thiếu hụt hormone kích thích tuyến giáp (TRH của vùng dưới đồi hoặc TSH ở vùng tuyến yên).
Suy giáp là bệnh lý gây cho người bệnh nhiều phiền toái
>>>Xem thêm: 10 câu hỏi thường gặp về bệnh BƯỚU CỔ - Tìm hiểu ngay!
Nguyên nhân suy giáp và các yếu tố nguy cơ thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân suy giáp xuất phát từ những yếu tố chủ quan lẫn khách quan như: Suy yếu hoặc rối loạn hệ miễn dịch, dị tật bẩm sinh, điều trị cường giáp, mang thai… Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây
Suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch
Suy giáp xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn các tế bào tuyến giáp với dị nguyên gây hại. Hậu quả là cơ thể sinh ra các kháng thể tấn công tuyến giáp khiến cho cơ quan nội tiết này bị tổn thương và làm suy giảm khả năng sản xuất hormone T3, T4. Tình trạng suy giáp do suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch thường gặp trong bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.
Phẫu thuật tuyến giáp
Đối với các trường hợp mắc ung thư tuyến giáp hoặc bệnh Graves (cường giáp), bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Nếu một phần còn lại của tuyến giáp không sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể, sẽ dẫn tới biến chứng suy giáp sau khi điều trị.
Suy giáp là biểu hiện thường gặp của người đã từng phẫu thuật tuyến giáp
Điều trị bằng Iod phóng xạ
Sử dụng iod phóng xạ (I-131) thường được chỉ định điều trị cho những người mắc bệnh Graves, ung thư tuyến giáp hoặc bướu cổ nhằm phá hủy các tế bào giáp. Khi đó, suy giáp cũng được xem là một hệ quả tất yếu sau khi điều trị và người bệnh sẽ phải phụ thuộc vào thuốc để duy trì hoạt động tuyến giáp.
Suy giáp trạng bẩm sinh
Khiếm khuyết trong cấu tạo và chức năng của tuyến giáp từ khi sinh ra là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy giáp bẩm sinh ở một số trẻ. Bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp có thể kích thích giải phóng nhiều hormone cùng một lúc, gây ra cường giáp trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau đó hoạt động tuyến giáp sẽ kém dần, dẫn tới suy giáp.
Chế độ ăn thiếu iod
Iod là nguyên liệu quan trọng giúp tuyến giáp sản xuất ra hormone. Vì vậy, cơ thể luôn cần một lượng thích hợp để đảm bảo chức năng này. Iod được cơ thể hấp thụ qua thức ăn và đi theo dòng máu đến tuyến giáp. Nếu cung cấp quá ít iod có thể gây ra tình trạng suy giáp.
Tổn thương ở tuyến yên
Tuyến yên và tuyến giáp là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi tuyến yên bị tổn thương do khối u chèn ép, việc điều trị bằng phóng xạ hoặc phẫu thuật khiến tuyến giáp sẽ mất đi “phương hướng”. Sự mất đi tín hiệu chỉ đạo sẽ làm cho hoạt động sản xuất hormone giáp không đáp ứng đủ yêu cầu.
Nhận diện triệu chứng bệnh suy giáp
Những triệu chứng ban đầu của suy tuyến giáp thường rất khó nhận diện. Mức độ biểu hiện và thời gian khởi phát ở mỗi người sẽ không giống nhau. Dưới đây là một số triệu chứng suy giáp thường gặp:
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, chân tay thiếu lực, phản ứng chậm.
- Tăng cân bất thường dù chế độ dinh dưỡng không thay đổi.
- Sợ lạnh, giảm tiết mồ hôi.
- Da trở nên khô ráp, dễ bong tróc kèm theo rụng tóc và móng yếu.
- Sưng nhẹ vùng quanh mắt.
- Chậm nhịp tim và giảm chức năng co bóp của tim, dẫn tới tăng huyết áp nhẹ và cholesterol trong máu.
- Suy giảm chức năng phổi, khó thở hơn khi vận động mạnh, ngưng thở khi ngủ.
- Sự thiếu hụt hormone tuyến giáp có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, dẫn tới táo bón, giảm nhu động ruột.
- Phụ nữ bị suy giáp thường có kinh nguyệt không đều, suy giảm ham muốn tình dục.
Suy giáp gây ra bướu cổ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nghiêm trọng
Suy giáp có nguy hiểm không? Có chuyển thành ung thư không?
Suy giáp là căn bệnh nguy hiểm, nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng trên tim mạch, xương khớp, chuyển hóa,... Cùng tìm hiểu biến chứng suy giáp dưới đây.
- Mệt mỏi, thiếu sức sống triền miên do rối loạn chuyển hóa.
- Xuất hiện khối bướu to ở cổ, gây mất thẩm mỹ, cản trở quá trình nhai nuốt thức ăn.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng tới huyết áp.
- Suy giáp có thể khiến thông tin từ não và tủy sống tới các cơ quan trong cơ thể bị chậm lại. Từ đó khiến cho người bệnh dễ bị suy giảm trí nhớ, trầm cảm, tê nhức chân tay.
- Phù chân, tay hôn mê sâu và bất tỉnh.
- Lượng hormone tuyến giáp thấp trong thời gian dài có thể gây cản trở quá trình rụng trứng, rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng sinh sản.
Vậy suy giáp có tiến triển thành ung thư được không? Suy giáp mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới căn bệnh này, tuy nhiên nguy cơ mắc ung thư ở những người từng điều trị bệnh tuyến giáp (basedow, bướu giáp, nhược giáp,....) sẽ cao hơn so với người bình thường.
Suy giáp là yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp
Phân biệt suy giáp và cường giáp
Suy giáp và cường giáp là hai tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp mang những đặc điểm trái ngược nhau. Bên cạnh điểm khác biệt trong cơ chế gây bệnh và triệu chứng, hai hội chứng này vẫn tồn tại những điểm tương đồng nhất định.
Sự giống nhau giữa suy giáp và cường giáp
Về bản chất, cường giáp và suy giáp đều xuất phát từ sự thay đổi trong chức năng sản xuất hormone giáp. Bên cạnh đó, cả hai đều gây ra một số biểu hiện như bướu cổ, giảm ham muốn, yếu cơ, mệt mỏi, rối loạn cương dương,...
Sự khác nhau giữa suy giáp và cường giáp
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa 2 căn bệnh này đến từ các biểu hiện của cơ thể. Khi bị cường giáp, lượng hormone sản xuất quá nhiều có thể dẫn đến mất ngủ, tiêu chảy, giảm cân bất thường, cao huyết áp… Ngược lại, sự thiếu hụt hormone khi bị suy giáp sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi và không có năng lượng. Quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm làm cho người bệnh tăng cân nhẹ nhưng đồng thời cũng kéo theo một số ảnh hưởng nhất định tới hệ thần kinh và tim mạch.
Trái với cường giáp người mắc suy giáp thường có biểu hiện tăng cân
Cách điều trị và phòng ngừa suy giáp
Khi được chẩn đoán suy giáp, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp bổ sung hormone thay thế. Thông qua việc sử dụng một loại thuốc nội tiết giống với hormone giáp, nồng hormone T3, T4 trong cơ thể sẽ nhanh trở về trạng thái bình thường.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được điều chỉnh liều lượng thuốc sau khoảng 6-8 tuần sử dụng. Khi đã ghi nhận những chuyển biến tích cực, bác sĩ sẽ yêu cầu tái khám mỗi 6 tháng. Để tránh các tác dụng phụ như căng thẳng, run chân tay hay loãng xương, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng phác đồ được chỉ định.
Bên cạnh đó, nếu muốn đạt được hiệu quả phục hồi nhanh nhất, giảm tối đa nguy cơ tái phát, mỗi người cần chủ động xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt và khoa học.
- Bổ sung iod một cách hợp lý trong bữa ăn thông qua một số loại thực phẩm như rong biển, cá, cua, rau chân vịt…
- Để kích thích các hormone tuyến giáp, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, tôm, bò, gà…
- Rèn luyện thói quen uống đủ nước mỗi ngày, có thể kết hợp với các loại nước ép hoặc trà…
- Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều goitrogens như đậu nành, bông cải xanh, bắp cải, khoai lang, dâu tây… để tránh nguy cơ tổng hợp các chất có khả năng can thiệp vào hoạt động của tuyến giáp.
- Phụ nữ trong thai kỳ hoặc có ý định mang thai nên xét nghiệm tầm soát sớm bệnh suy giáp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
- Đối với những phụ nữ mắc suy giáp khi mang thai nên đưa trẻ khám, xét nghiệm sớm nhất có thể để giảm thiểu những tác động xấu.
Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cải thiện chức năng tuyến giáp cho người suy giáp. Trong số đó, Ích Giáp Vương là sản phẩm được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. Với các thành phần chính là hải tảo kết hợp với bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc, lá neem,... Ích Giáp Vương giúp cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả.
Theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012, hải tảo có tác dụng tiêu viêm, điều hòa miễn dịch, phòng ngừa và làm giảm kích thước khối bướu tuyến giáp rất tốt. Ngoài ra, Ích Giáp Vương được bào chế dưới dạng viên nén tiện lợi, người bệnh có thể sử dụng thường xuyên mà không mất quá nhiều thời gian đun, sắc như bài thuốc đông y.
Ích Giáp Vương là sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giáp hiệu quả
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm Ích Giáp Vương đã được nhiều người lựa chọn và cho hiệu quả sử dụng tốt. Tiêu biểu là trường hợp của chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, ở số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh). Chị Mai Trang từng bị suy giáp sau khi phẫu thuật cường giáp basedow. Tình trạng bệnh khiến chị luôn mệt mỏi, chân tay run, thở yếu, đờ đẫn, bỏ bê nhà cửa, chồng con. Chị có uống thuốc nhưng mãi mà không thấy đỡ, lại mệt hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, hay cáu gắt. Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng dùng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương, các triệu chứng của bệnh đỡ dần. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,... Mời các bạn cùng theo dõi chia sẻ cụ thể về quá trình điều trị bệnh của chị Trang TẠI ĐÂY.
Suy giáp là căn bệnh phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Không chỉ gây ra những tổn thương cho tuyến giáp mà việc phát hiện và điều trị muộn có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh, tim mạch và tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Để điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả, người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại bình luận để được chúng tôi tư vấn chi tiết.
ink tham khảo nước ngoài: