Basedow là tự miễn có biểu hiện cường giáp thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 40. Bệnh có thể khiến người mắc phải đối mặt với các biến chứng làm thay đổi ngoại hình và thể trạng chuyển hóa. Nguy hiểm hơn bệnh có thể gây ra suy tim, tim ngừng đập đột ngột. Để tìm hiểu về bệnh mời bạn tham khảo bài sau.

Basedow là bệnh gì?

Basedow hay còn được biết đến là bệnh graves. Đây là một trong những bệnh lý gây cường giáp phổ biến hiện nay với các biểu hiện lâm sàng chính là bướu cổ, lồi mắt, tổn thương ở ngoại biên. Bệnh basedow có tỷ lệ mắc cao ở nữ giới, trung bình cứ 100 người phụ nữ sẽ có khoảng 2 người mắc bệnh. Tỷ lệ mắc giữa bệnh ở nam giới thấp hơn nữ giới từ 7-8 lần.

Qua các xét nghiệm miễn dịch học, người ta thấy rằng có rất nhiều kháng thể hiện diện trong huyết tương của người mắc basedow. Chính vì vậy, basedow được xếp vào nhóm bệnh liên quan đến tự miễn.

Benh-basedow-thuong-gap-o-nu-gioi-trong-do-tuoi-20-40.webp

Bệnh basedow thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 20-40

Các triệu chứng thường gặp của basedow

Triệu chứng của bệnh basedow thường liên quan đến tăng chuyển hóa do nồng độ hormone tăng cao, các vấn đề liên quan đến da và mắt. Cụ thể như sau:

Triệu chứng tăng chuyển hóa do basedow cường giáp

Bệnh gây ra các dấu hiệu cường giáp tiêu biểu là:

  • Thể trạng chung: Cơ thể mệt mỏi, lười vận động, tình trạng uể oải, thiếu sức sống kéo dài.
  • Tâm lý: Người mắc luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng và khó chịu, thường xuyên cáu gắt và dễ xúc động.
  • Tiêu hóa: Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc đi ngoài phân nát.
  • Bướu cổ: Cổ phình to, do tuyến giáp tăng hoạt động.
  • Tiết nhiều mồ hôi: Người bệnh có dấu hiệu tăng tiết mồ hôi ngay cả khi nghỉ ngơi, không vận động. Ngoài ra, người bệnh sẽ bị sụt giảm cân nhanh chóng.
  • Rối loạn hormone sinh dục: Hormone T3, T4 tiết quá nhiều có thể gây rối loạn hormone sinh dục dẫn đến suy giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn cương dương,...
  • Rối loạn nhịp tim: Cường giáp có thể khiến nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng suy tim.

Bieu-hien-thuong-gap-o-da-so-nguoi-benh-basedow-la-chung-buou-co.webp

Biểu hiện thường gặp ở đa số người bệnh basedow là chứng bướu cổ

Triệu chứng về mắt

Bệnh basedow có thể gây ra các vấn đề về mắt, ảnh hưởng đến thị lực của người mắc. Khoảng 30% người mắc bệnh graves đều có những triệu chứng liên quan đến mắt như:

  • Cảm giác mắt bị kích thích, khó chịu, có thể sưng đỏ hoặc viêm kết mạc.
  • Chảy nước mắt thường xuyên hoặc khô mắt quá mức.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Sưng mí mắt, mí mắt hở, không khép kín được.
  • Nhìn song thị, suy giảm thị lực.
  • Mắt lồi ra.

Bieu-hien-thuong-gap-ve-mat-khi-bi-benh-basedow-la-chung-nhin-doi-nhin-song-thi.webp

Biểu hiện thường gặp về mắt khi bị bệnh basedow là chứng nhìn đôi/nhìn song thị

Triệu chứng về da

Ngoài các triệu chứng trên, basedow còn gây ra những biểu hiện về da như:

  • Da khô, tróc vảy, dễ tổn thương.
  • Xuất hiện các vùng da đỏ, tấy, dày lên, thường gặp ở cẳng chân hoặc mu bàn tay, bàn chân.

Ngoài ra, người mắc bệnh basedow còn có mái tóc xơ khô, dễ gãy rụng, móng tay cũng yếu, hay gãy hơn bình thường.

>>>Xem thêm: Các cách "siêu đẳng" trị lồi mắt cho bệnh nhân Basedow

Bệnh basedow có nguy hiểm không và các biến chứng thường gặp là gì?

Basedow là bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Cụ thể như sau:

Basedow khi phát hiện muộn và các biến chứng

Bệnh basedow kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, trong đó có các vấn đề về tim mạch, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mắc:

  • Biến chứng tim mạch: Người bệnh có thể sẽ gặp phải các cơn loạn nhịp cấp tính, suy giảm chức năng tim.
  • Các cơn bão giáp: Đây là biến chứng nguy hiểm xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Cơn bão giáp khiến người bệnh sốt cao, tụt huyết áp, mê sảng, loạn nhịp tim, suy hô hấp,… đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Biến chứng tàn phế: Bệnh basedow có thể ảnh hưởng quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể gây yếu cơ, loãng xương tăng dần. Hiện tượng loãng xương kéo dài khiến xương yếu, dễ gãy, nguy cơ tàn phế cao.

Nguoi-mac-benh-basedow-thuong-de-bi-ton-thuong-xuong.webp

Người mắc bệnh basedow thường dễ bị tổn thương xương

Basedow khi mang thai

Thời điểm mang thai, người bệnh có nguy cơ cao mắc chứng basedow. Đây cũng là thời điểm người bệnh cần phải hết sức thận trọng bởi những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé:

  • Cường giáp gây suy kiệt cho cơ thể người mẹ: Mẹ sụt cân, không tăng cân, suy giảm sức đề kháng dễ mắc các bệnh tự miễn hoặc các nhiễm trùng cơ hội như lao phổi, viêm phổi,...
  • Cường giáp kéo dài có thể gây suy tim nặng nề ở mẹ. Thậm chí người mẹ có thể tử vong nếu tình trạng bệnh nặng kéo dài.
  • Đe dọa đến tính mạng thai nhi: Cường giáp có thể gây ra sảy thai tự nhiên, sinh non, thai chết lưu hoặc tiền sản giật,...
  • Đe dọa sự phát triển của thai nhi: Bệnh Basedow có thể làm cho thai nhi chậm phát triển, trẻ ra đời bị cường năng tuyến giáp, khuyết tật.

Nguyên nhân gây bệnh basedow

Với những biến chứng vô cùng nguy hiểm trên, việc nhận diện các nguyên nhân gây nên bệnh basedow để phòng ngừa và điều trị là vô cùng quan trọng. Mặc dù vậy, hiện tại các nhà khoa học chưa chỉ ra được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm độc giáp (cường giáp basedow). Người bệnh có thể tham khảo các yếu tố nguy cơ sau để phòng ngừa bệnh tốt nhất có thể:

  • Yếu tố di truyền: Theo thống kê có khoảng 15% người mắc bệnh basedow có họ hàng, quan hệ huyết thống với nhau. Tỷ lệ này tăng lên đến 50% ở những người có quan hệ huyết thống chứa kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành.
  • Độ tuổi và giới tính: Nữ giới trong độ tuổi từ 20-40 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới và các độ tuổi khác.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh: Đây là những thời điểm nữ giới dễ bị mắc bệnh basedow hơn và mức độ nguy hiểm cũng nghiêm trọng hơn. Vì thế, chị em cần thăm khám định kỳ khi mang thai.
  • Căng thẳng tâm lý: Người thường xuyên trong trạng thái căng thẳng kéo dài, stress, lo âu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Do rối loạn hormone tuyến yên: Hoạt động của tuyến yên bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp làm tăng nguy cơ hình thành bệnh basedow.
  • Do nhiễm khuẩn, virus: Các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh lý basedow.

Phương pháp điều trị basedow

Phương pháp điều trị basedow hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc tây y kết hợp các sản phẩm hỗ trợ, tăng cường chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp bệnh lý nghiêm trọng và khó đáp ứng, bác sĩ sẽ có phác đồ trị liệu riêng biệt và phù hợp.

Điều trị bằng thuốc kháng giáp

Theo khảo sát, sử dụng thuốc kháng giáp có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh sau 12-24 tháng điều trị. Hiện nay, các loại thuốc được chỉ định trên thị trường chủ yếu là: Methimazole, Carbimazole và PTU. Những loại thuốc này có tác dụng điều hòa và duy trì hoạt động của tuyến giáp, giúp giảm tiết hormone quá mức.

Tuy nhiên, các loại thuốc kháng giáp khi sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc người mẫn cảm cần hết sức thận trọng. Tác dụng phụ thường gặp là đau đầu, buồn nôn, nôn, sốt, rụng tóc,...

Thuoc-khang-giap-co-tac-dung-cai-thien-trieu-chung-benh-basedow.webp

Thuốc kháng giáp có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh basedow

Điều trị bằng iod phóng xạ

Người bệnh có khối bướu giáp lớn hoặc không đáp ứng thuốc kháng giáp có thể sẽ được chỉ định điều trị iod phóng xạ. Hoạt chất này sẽ được đưa vào cơ thể theo đường uống, hấp thụ tại tuyến giáp, phá hủy mô giáp. Từ đó giúp thu nhỏ kích thước tuyến giáp về mức bình thường và điều hòa hoạt động tiết hormone. Phương pháp này không được áp dụng cho phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc đang có ý định mang thai.

Phẫu thuật ngoại khoa

Người bệnh basedow có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật tuyến giáp khi các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng. Đây là phương pháp không được khuyến khích vì có thể gây nhiều biến chứng như khàn tiếng, suy giáp hoặc nhiễm trùng vết mổ,...

Phau-thuat-co-the-khien-nguoi-benh-mat-nhieu-thoi-gian-phuc-hoi-hon.webp

Phẫu thuật có thể khiến người bệnh mất nhiều thời gian phục hồi hơn

Điều trị bằng đông y

Trị basedow và cường giáp bằng các loại thảo dược đông y đang là xu hướng của rất nhiều người bệnh hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn với hầu hết người bệnh, trị bệnh kết hợp với bồi bổ cơ thể mang lại hiệu quả tốt.

Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc đông y từ hải tảo, côn bố, bạch thược, bán biên liên, lá neem, ba chạc, hoặc khổ sâm nam,... để trị bệnh. Đồng thời bạn cần tuân thủ đúng kết hợp theo chỉ dẫn của chuyên gia và kiên trì điều trị.

Hỗ trợ điều trị basedow với Ích Giáp Vương

Nhận thấy được các ưu điểm về tính an toàn và hiệu quả của các vị thuốc đông y. Bằng sự nghiên cứu kỹ càng và công thức bào chế hiện đại các nhà khoa học đã cho ra đời sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh basedow hiệu quả mang tên Ích Giáp Vương. Sản phẩm có thành phần chính là hải tảo.

Theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012, hải tảo là dược liệu được chứng minh có tác dụng điều hòa miễn dịch, giảm bướu giáp, kháng khuẩn và chống lại các gốc tự do. Các hoạt chất sinh học trong hải tảo giúp cải thiện triệu chứng tăng nhịp tim, huyết áp hiệu quả. Bên cạnh hải tảo, Ích Giáp Vương còn chứa các dược liệu quý khác như lá neem, bán biên liên, ba chạc, khổ sâm nam,... Những vị thuốc này giúp kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều hòa hormone tuyến giáp. Với công thức toàn diện, Ích Giáp Vương đã được nhiều người bệnh tuyến giáp sử dụng và cho hiệu quả điều trị cao.

Ich-Giap-Vuong-la-san-pham-ho-tro-dieu-tri-basedow-hieu-qua.webp

Ích Giáp Vương là sản phẩm hỗ trợ điều trị basedow hiệu quả

nut-dat-mua-ich-giap-vuong.webp

Gần 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm Ích Giáp Vương đã được nhiều người lựa chọn và cho hiệu quả sử dụng tốt. Tiêu biểu là trường hợp của ông Nguyễn Đức Tạ (ở Hải Dương). Ông Tạ bị bệnh cường giáp basedow đã 4 năm. Từ khi biết đến và sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương, tình trạng cường giáp của ông Tạ đã được cải thiện đáng kể chỉ sau 2 tháng. Để tìm hiểu về quá trình cải thiện bệnh cường giáp basedow của ông Tạ mời bạn theo dõi video sau:

Bệnh basedow có thể gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Để cải thiện bệnh basedow hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị và sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương 2 lần mỗi ngày nhé!

Link tham khảo:

  1. https://www.verywellhealth.com/constipation-and-hypothyroidism-3233144
  2. https://www.verywellhealth.com/basedows-disease-overview-5193570
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/graves-disease/symptoms-causes/syc-20356240