Tác giả: Phương Thùy

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các bệnh ung thư. Đây là dạng ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất, đa số tiến triển âm thầm. Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Tiên lượng của bệnh khá tốt vì thế nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoàn toàn có thể chữa khỏi được.

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư là bệnh lý trong đó các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát. Bất kỳ tế bào nào trong cơ thể cũng có khả năng trở thành tế bào ung thư và có thể di căn sang các vùng khác của cơ thể. Ung thư tuyến giáp bắt nguồn từ các tế bào tại tuyến giáp.

>>>Xem thêm: 4 triệu chứng giúp bạn phát hiện ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp nằm bên dưới sụn giáp (quả táo Adam), phía trước cổ, hình bướm, có hai thùy – thùy trái và thùy phải, nối với nhau bởi một eo.

Tuyến giáp được cấu tạo bởi hai loại tế bào:

- Tế bào nang giáp: Sử dụng iod từ máu để sản xuất hormone tuyến giáp giúp điều hòa quá trình chuyển hóa. Quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) có thể gây ra các triệu chứng nhịp tim nhanh, khó ngủ, căng thẳng, sụt cân, thân nhiệt tăng cao. Quá ít hormone tuyến giáp (suy giáp), người bệnh có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân, sợ lạnh,… Lượng hormone tuyến giáp giải phóng ra được điều hòa bởi tuyến yên nằm trong não sản xuất TSH (thyroid - stimulating hormone).

- Tế bào C (gọi là tế bào cận nang giáp): Có vai trò sản xuất calcitonin – một hormone giúp điều chỉnh cách cơ thể sử dụng canxi.

Ngoài ra, trong tuyến giáp còn có các tế bào của hệ miễn dịch (bạch cầu).

Các kiểu ung thư khác nhau sẽ phát triển từ loại tế bào khác nhau và do đó sẽ quyết định đến mức độ nguy hiểm cũng như phương pháp điều trị. Đa số các loại ung thư tuyến giáp đều lành tính, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ ác tính (ung thư).

 Ung thư tuyến giáp rất phổ biến hiện nay

Ung thư tuyến giáp rất phổ biến hiện nay

>>>Xem thêm: Bệnh tuyến giáp là gì?

Các loại ung thư tuyến giáp

Có ba loại ung thư tuyến giáp chính, đó là:

- Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (ung thư biểu mô nang, ung thư biểu mô tủy, ung thư tế bào Hurthle)

- Ung thư biểu mô tủy

- Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

1. Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa: Chiếm đa số trong các bệnh ung thư tuyến giáp. Khi quan sát dưới kính hiển vi, các tế bào ác tính này không giống với các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Thể biệt hóa này bắt nguồn từ các tế bào nang giáp. Có ba loại ung thư tuyến giáp thể biệt hóa:

- Ung thư biểu mô nhú (papillary cancers): Cứ 10 người bệnh ung thư tuyến giáp thì có tới 8 trường hợp là ung thư biểu mô nhú. Loại này phát triển khá chậm, khu trú ở một trong hai thùy tuyến giáp, có thể điều trị được. Ngoài ra, nó cũng có thể di căn tới các hạch lympho ở cổ.

- Ung thư biểu mô nang (follicular carcinoma): Khá phổ biến, cứ 10 người bị ung thư tuyến giáp thì có 1 trường hợp là ung thư biểu mô nang. Dạng này hay gặp ở những vùng thiếu iod trong chế độ ăn, có thể di căn tới các hạch lympho hoặc các vùng khác của cơ thể như phổi hoặc xương. Tiên lượng của loại ung thư này không tốt như ung thư biểu mô nhú.

- Ung thư tế bào Hurthle: Loại ung thư này chiếm 3% tổng số các loại ung thư tuyến giáp, khó phát hiện và điều trị.

2. Ung thư tuyến giáp thể tủy (medullary thyroid carcinoma)

Ung thư tuyến giáp thể tủy chiếm khoảng 4%. Loại này phát triển từ tế bào C của tuyến giáp – nơi sản xuất calcitonin, một loại hormone giúp điều hòa hàm lượng canxi trong máu. Đôi khi, ung thư tuyến giáp có thể di căn đến các hạch lympho, phổi, gan trước khi các nhân tuyến giáp được phát hiện. Ung thư tuyến giáp thể tủy khó chẩn đoán và điều trị. Có hai loại chính đó là:

- Ung thư tuyến giáp thể tủy lác đác: Chiếm 4/5 các trường hợp, không di truyền. Thể này thường xảy ra ở người lớn và chỉ ảnh hưởng đến một thùy giáp.

- Ung thư tuyến giáp thể tủy gia đình: Có thể di truyền, khả năng thế hệ sau mắc bệnh nếu trong gia đình có người bị là 20-25%. Loại ung thư này thường phát triển ngay từ thời thơ ấu, có thể di căn sớm và được phát hiện ở cả hai thùy tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể tủy gia đình thường có mối liên hệ với các loại u khác.

 3. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa (undifferentiated thyroid cancer): Hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số các loại ung thư tuyến giáp. Nó có thể phát triển từ ung thư tuyến giáp biểu mô nhú hoặc nang. Sở dĩ gọi là ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa bởi vì các tế bào ung thư không giống với các tế bào khỏe mạnh (khi quan sát dưới kính hiển vi). Loại ung thư này thường di căn nhanh chóng đến cổ cũng như các phần khác của cơ thể và rất khó chữa trị.

Các thể ung thư tuyến giáp ít phổ biến khác như ung thư hạch lympho chỉ chiếm dưới 4%.

>>>Xem thêm: Các loại ung thư tuyến giáp

Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thường liên quan đến một số các bệnh lý di truyền, còn nguyên nhân chính xác thì vẫn chưa được biết rõ.

Một số sự biến đổi trên DNA có thể khiến các tế bào tuyến giáp trở thành ung thư. DNA là phân tử hóa học, gọi là gen, quyết định cách mà các tế bào hoạt động. DNA có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh, bao gồm một số loại ung thư.

Trong cơ thể có hai loại gen liên quan đến quá trình bệnh sinh ung thư đó là oncogenes và gen ức chế khối u. Oncogenes giúp tế bào phát triển, phân chia và sống lâu hơn. Gen ức chế khối u (tumor suppressor genes) có chức năng làm chậm quá trình phân chia và làm chết tế bào vào những thời điểm nhất định. Ung thư xảy ra khi có đột biến trên DNA, khiến các oncogenes tăng cường biểu hiện và gen ức chế khối u ngừng hoạt động.

 Ung thư tuyến giáp có liên quan đến đột biến gen

Ung thư tuyến giáp có liên quan đến đột biến gen

>>>Xem thêm: Chẩn đoán ung thư tuyến giáp như thế nào?

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp

Yếu tố nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến khả năng một người mắc một bệnh nào đó. Đối với ung thư tuyến giáp, các yếu tố nguy cơ được chia thành hai loại:

Yếu tố nguy cơ không thể can thiệp

- Giới tính và tuổi: Nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 3 lần so với nam giới. Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp ở phụ nữ 40-50 tuổi.

- Bệnh di truyền: Mắc một số bệnh di truyền như polyp đại tràng gia đình có thể làm tăng khả năng bị ung thư tuyến giáp

- Tiền sử gia đình: Khi trong gia đình bạn có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) mắc ung thư tuyến giáp thì khả năng bạn bị bệnh lý này sẽ rất cao.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

- Chế độ ăn ít iod: Ung thư tuyến giáp phổ biến hơn ở những vùng bị thiếu iod. Một chế độ ăn không đủ iod sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp (biểu mô nhú), nhất là khi tiếp xúc với phóng xạ.

Chế độ ăn thiếu iod có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp 

Chế độ ăn thiếu iod có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp

- Phóng xạ: Phơi nhiễm với phóng xạ là một yếu tố đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Nguồn phóng xạ thường có trong một số loại thuốc, kỹ thuật y học hay từ lò phản ứng hạt nhân. Những người đã từng xạ trị vùng đầu, cổ hoặc sống trong vùng bị rò rỉ phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân sẽ có nguy cơ cao bị ung thư tuyến giáp.

>>Xem thêm: Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Đối với ung thư tuyến giáp, các phương pháp điều trị có thể là: Phẫu thuật, iod phóng xạ, liệu pháp thay thế hormone, chiếu xạ, hóa trị.

1. Phẫu thuật:

Đây là phương pháp điều trị chính đối với ung thư tuyến giáp, ngoại trừ thể không biệt hóa. Có hai kiểu phẫu thuật đó là cắt thùy (áp dụng với ung thư tuyến giáp thể biệt hóa nhỏ, không di căn) và loại bỏ gần hết hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Khi ung thư tuyến giáp đã di căn đến các hạch bạch huyết xung quanh (thường gặp trong ung thư tuyến giáp thể tủy và không biệt hóa), việc cắt bỏ các hạch này là cần thiết.

Tuy mổ tuyến giáp là một phương pháp điều trị chính với bệnh ung thư tuyến giáp nhưng nó cũng có thể gây ra một số biến chứng như:

- Khàn giọng

- Tổn thương tuyến cận giáp

- Chảy máu, tụ máu

- Nhiễm trùng vết mổ

2. Liệu pháp iod phóng xạ

Bức xạ từ iod phóng xạ khi vào trong cơ thể sẽ phá hủy các mô tuyến giáp và các tế bào khác trong cơ thể cũng hấp thụ iod. Liệu pháp này được sử dụng khi phẫu thuật không loại bỏ được hết các tế bào ác tính hoặc có sự di căn ung thư đến các cơ quan khác.

Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp khi điều trị bằng liệu pháp này là:

- Sưng đau tuyến nước bọt, khô miệng, thay đổi vị giác

- Khô mắt

- Giảm lượng tinh trùng ở nam giới, có thể dẫn đến vô sinh

- Mắc bệnh bạch cầu

3. Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp

Sau khi bị cắt bỏ, tuyến giáp sẽ không thể sản xuất được hormone, vì vậy, bệnh nhân cần phải bổ sung hormone tuyến giáp.

Mục đích của liệu pháp này đó là:

- Duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể

-Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư còn sót lại (bằng cách giảm nồng độ hormone kích thích tuyến giáp - TSH)

Việc sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp trong một thời gian dài có thể dẫn đến loãng xương.

4. Xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Xạ trị dùng trong ung thư tuyến giáp thể tủy và thể không biệt hóa.

Một nhược điểm của phương pháp này đó là bức xạ có thể phá hủy các mô khỏe mạnh nằm gần tế bào ung thư. Da bị cháy nắng, khó nuốt, khô miệng, khàn giọng, mệt mỏi là những tác dụng phụ tiềm ẩn của xạ trị tuyến giáp.

5. Hóa trị

Hóa trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư theo đường toàn thân (uống, tiêm). Khi thuốc vào máu, sẽ đi khắp cơ thể để tiếp cận và tiêu diệt các tế bào ung thư.

 Hóa trị là một phương pháp chữa ung thư tuyến giáp

Hóa trị là một phương pháp chữa ung thư tuyến giáp

Phương pháp này thường dùng trong ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa, hay kết hợp với xạ trị.

Do thuốc tấn công vào các tế bào đang phân chia mạnh nên không chỉ tế bào ung thư mà cả các mô khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng như tủy xương, niêm mạc miệng, ruột, nang lông. Các tác dụng phụ của hóa trị bao gồm: Rụng tóc, loét miệng, ăn mất ngon, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, dễ bị chảy máu, bầm tím.

>>>Xem thêm: 6 cách điều trị ung thư tuyến giáp

Giải pháp an toàn giúp hỗ trợ điều trị cho người mắc ung thư tuyến giáp

 Tất cả các phương pháp điều trị theo tây y đều có thể gây ra nhiều biến chứng cũng như các tác dụng phụ nguy hiểm, chính vì vậy, người mắc ung thư tuyến giáp nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng này và nâng cao sức khỏe toàn trạng.

Điển hình cho dòng sản phẩm chuyên biệt cho các rối loạn về tuyến giáp, trong đó có ung thư tuyến giáp, đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo – một trong những loại rong biển đã được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tuyến giáp. Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu. Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như cao bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao neem giúp giảm nhẹ các triệu chứng cũng như hạn chế tác dụng của các phương pháp điều trị tây y; từ đó nâng cao sức khỏe tuyến giáp và thể trạng người bị. Sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ.

 Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với ung thư tuyến giáp

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với ung thư tuyến giáp

Cảm nhận khách hàng

Điển hình là trường hợp của bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu cổ bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.

Mời độc giả xem thêm kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Lắng nghe PGS. TS. Trần Đình Ngạn trả lời câu hỏi ung thư tuyến giáp là gì trong video dưới đây nhé:

Xem thêm chuyên gia phân tích về vấn đề ung thư tuyến giáp sống được bao lâu

Qua bài viết, chắc chắn các bạn sẽ hiểu được mức cơ bản về bệnh ung thư tuyến giáp, để từ đó chủ động phòng ngừa cũng như điều trị sớm tình trạng này. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp an toàn giúp cải thiện triệu chứng và giảm bớt các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tây y từ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương.

Để được tư vấn về bệnh ung thư tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).