Tuyến giáp là gì? Các bệnh lý tuyến giáp bao gồm những vấn đề nào? Để trả lời cho các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của tuyến giáp trong cơ thể và những thay đổi trong hoạt động của tuyến giáp khi bị rối loạn dẫn tới các bệnh lý tuyến giáp. Xem ngay bài viết để hiểu thêm nhé!

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một cơ quan hình bướm nằm ở đáy cổ của bạn. Nó giải phóng các hormone kiểm soát sự trao đổi chất, cách cơ thể bạn sử dụng năng lượng. Hormone tuyến giáp điều chỉnh các chức năng cơ thể quan trọng, bao gồm: Thở, nhịp tim, hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, trọng lượng cơ thể, sức mạnh cơ bắp, chu kỳ kinh nguyệt, thân nhiệt, mức cholesterol,…

Tuyến giáp dài khoảng 2 - inch và nằm ở phía trước cổ họng của bạn dưới sự trồi lên của sụn giáp đôi khi được gọi là quả táo Adam. Tuyến giáp có hai bên gọi là thùy, nằm ở hai bên của khí quản và thường được kết nối bởi một dải mô tuyến giáp được gọi là eo giáp. Một số người không có eo giáp này và thay vào đó, họ sẽ có hai thùy tuyến giáp riêng biệt.

>>> Xem thêm: Tạo thói quen hàng ngày để giảm sự mệt mỏi bệnh suy tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động bằng cách nào?

Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết, được tạo thành từ các tuyến sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu để các hormone có thể tiếp cận các tế bào của cơ thể. Tuyến giáp sử dụng iod từ thực phẩm bạn ăn vào để tạo ra hai loại hormone chính đó là:

Triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4).

Hai tuyến trong não, bao gồm vùng dưới đồi và tuyến yên phối hợp với nhau để duy trì cân bằng T3 và T4.

Vùng dưới đồi tạo ra TRH (TSH releasing hormone), truyền tín hiệu đến tuyến yên tăng hoặc giảm sản xuất TSH, sau đó sẽ điều chỉnh lượng hormone T3 và T4 mà tuyến giáp sản xuất ra bằng cách tăng hoặc giảm sự giải phóng hormone kích thích tuyến giáp TSH.

Khi nồng độ T3 và T4 thấp trong máu, tuyến yên tiết ra nhiều TSH hơn, từ đó tuyến giáp sẽ tiết ra nhiều hormone tuyến giáp hơn.

Nếu nồng độ T3 và T4 cao, tuyến yên sẽ tiết ra ít TSH hơn, làm cho tuyến giáp giảm sản xuất các hormone này.

T3 và T4 được tuyến giáp tiết vào trong máu, có vai trò điều chỉnh tốc độ mà các tế bào trong cơ thể chuyển hóa hoạt động. Ví dụ, T3 và T4 giúp điều chỉnh nhịp tim của bạn và nhu động ruột. Vì vậy, nếu nồng độ T3 và T4 thấp, nhịp tim của bạn có thể chậm hơn bình thường và bạn có thể bị táo bón, tăng cân. Nếu nồng độ T3 và T4 cao, bạn có thể bị nhịp tim nhanh, tiêu chảy, sụt cân.

>>> Xem thêm: Các triệu chứng suy giáp và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây ra vấn đề về tuyến giáp?

Các bệnh tuyến giáp phổ biến nhất bao gồm suy giáp, cường giáp. Tất cả các loại cường giáp là do sự sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, nhưng tình trạng này có thể xảy ra theo nhiều cách:

- Bệnh Graves: Sự sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.

- Các u độc tuyến giáp: Các nốt phát triển trong tuyến giáp và bắt đầu tiết ra các hormone tuyến giáp, làm rối loạn cân bằng hóa học của cơ thể; một số bướu cổ có thể chứa một vài trong số các nốt này.

- Viêm tuyến giáp cấp tính: Viêm tuyến giáp gây ra “rò rỉ” các hormone, dẫn đến dư thừa và gây cường giáp tạm thời, thường kéo dài vài tuần nhưng có thể kéo dài trong nhiều tháng.

- Tuyến yên có bất thường hoặc tăng trưởng ung thư ở tuyến giáp: Mặc dù hiếm nhưng cường giáp cũng có thể phát triển từ những nguyên nhân này.

Suy giáp lại bắt nguồn từ sự sản xuất thiếu hormone tuyến giáp. Vì sản xuất năng lượng của cơ thể bạn cần một lượng hormone nhất định, sự giảm sản xuất hormone dẫn đến mức năng lượng thấp hơn. Nguyên nhân của suy giáp bao gồm:

- Viêm tuyến giáp Hashimoto: Trong rối loạn tự miễn dịch này, cơ thể tấn công mô tuyến giáp. Các mô cuối cùng chết và ngừng sản xuất hormone tuyến giáp.

- Tuyến giáp bị cắt bỏ: Tuyến giáp có thể đã được phẫu thuật cắt bỏ hoặc bị hủy hoại hóa học.

- Tiếp xúc với quá nhiều iod: Một số loại thuốc có chứa quá nhiều iod có thể khiến bạn tăng nguy cơ phát triển suy giáp nếu bạn đã có vấn đề về tuyến giáp trong quá khứ.

- Lithium: Thuốc này cũng đã được liên quan như là một nguyên nhân gây suy giáp.

Ung thư tuyến giáp là khá hiếm và xảy ra trong khoảng 5% các nốt tuyến giáp. Bạn có thể có một hoặc nhiều nốt tuyến giáp trong vài năm trước khi chúng được xác định là ung thư. Những người đã được điều trị bức xạ ở phần đầu và cổ trước đó có nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp cao hơn bình thường.

>>> Xem thêm: Bướu giáp lan tỏa là gì? Cách điều trị như thế nào?

Dấu hiệu của bệnh tuyến giáp là gì?

Các bệnh lý tuyến giáp có thể có hoặc không có các biểu hiện đặc hiệu. Vì vậy, nhiều người mắc nhưng vẫn chưa được phát hiện.

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể như cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp,… gây tăng hoặc giảm sản xuất hormone của tuyến giáp.

Khi tuyến giáp hoạt động kém (trong các bệnh lý suy giáp, viêm tuyến giáp) thường có một số các triệu chứng dưới đây như:

- Mệt mỏi

- Tăng cân (mặc dù ăn ít, có điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục nhưng cân nặng vẫn không thể giảm)

- Táo bón

- Thân nhiệt thấp, không chịu được lạnh

- Rụng tóc, lông mày, lông mi

- Trí nhớ kém

- Đau cơ, mỏi khớp

Khi các bệnh tuyến giáp dẫn đến sự tăng sản xuất quá mức hormone giáp (cường giáp, bệnh Graves – Basedow) có thể gây ra một số triệu chứng như:

- Lo lắng, căng thẳng

- Mất ngủ

- Cảm giác hoảng loạn

- Run

- Bị kích thích

- Nhịp tim tăng

- Tiêu chảy

- Thân nhiệt tăng cao

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

>>> Xem thêm: Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát các vấn đề tuyến giáp một cách hiệu quả, an toàn

Trước những mối nguy hiểm của các bệnh lý tuyến giáp việc quan tâm điều trị sớm là vô cùng cần thiết, để kiểm soát tốt tình trạng, người bệnh cần đáp ứng đủ các mục tiêu sau:

- Trước mắt: Ổn định nồng độ hormone, ổn định thân nhiệt, nhịp tim, huyết áp, giảm cholesterol máu, ổn định tiêu hóa, giảm rụng tóc, da khô, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt,…

- Về lâu dài: Cần phải tăng cường miễn dịch (phần gốc của bệnh), chống sản sinh ra các kháng thể tự sinh, bổ sung lượng iod cần thiết giúp điều hòa hoạt động của tuyến giáp, ổn định nồng độ hormone trong cơ thể, duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, giúp phòng ngừa tái phát. Và điều đặc biệt cần lưu tâm là đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người dùng, không gây ra bất kì biến chứng nào kể cả khi sử dụng lâu dài.

Một số phương pháp hiện đại ngày nay chỉ giúp bổ sung lượng hormone bị thiếu và hạn chế được một số triệu chứng của bệnh nhưng chưa tác động đến “cốt lõi” của vấn đề là cần phải tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa miễn dịch của cơ thể. Việc sử dụng thảo dược trong thiên nhiên tuy lành hơn nhưng lại đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài, hơn nữa, người mắc cần phải tốn công đun sắc và cũng thật khó có thể ước tính được liều lượng phù hợp.

Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại và sản xuất ra sản phẩm dạng viên uống tiện sử dụng. Nổi tiếng hàng chục năm qua trên thị trường Việt Nam, chuyên dùng cho người bị bệnh tuyến giáp đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

Sản phẩm chứa thành phần chính là chiết xuất hải tảo kết hợp với các dược liệu quý như cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao lá neem, magnesi, kali iodid đáp ứng đầy đủ các mục tiêu điều trị trên, giúp duy trì hoạt động bình thường và phòng ngừa bệnh tuyến giáp tái phát, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Cụ thể:

Hải tảo: Đây là một loài thực vật biển chứa nhiều iod hữu cơ (iod liên kết dưới dạng phân tử với các hợp chất hữu cơ). Khi vào cơ thể, iod được giải phóng từ từ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể thay vì tập trung hoàn toàn ở tuyến giáp như iod vô cơ khác. Do đó, iod trong hải tảo có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng của tuyến giáp, vì thế tác động trực tiếp vào nguyên nhân chính gây bệnh tuyến giáp (phần gốc) cũng như giúp duy trì các hoạt động bình thường khác của cơ thể.

Theo nghiên cứu hiện đại, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết xuất được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, do đó giúp giảm các triệu chứng tăng cholesterol. Ngoài ra, hải tảo cũng là thực phẩm rất giàu selen, một khoáng chất có tác dụng giúp chống oxy hóa, từ đó bảo vệ tuyến giáp khỏi các gốc tự do được sinh ra trong quá trình sinh tổng hợp hormone. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đề xuất người bệnh nên bổ sung khoảng 150µg iod và 55µg selen mỗi ngày. Do đó, sử dụng hải tảo sẽ giúp cung cấp lượng selen cần thiết cho cơ thể, góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát các triệu chứng bệnh tuyến giáp. Theo đông y, hải tảo có vị đắng, mặn, tính hàn, quy vào các kinh: Phế, tỳ, thận. Do có tác dụng nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt nên hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ do suy giáp.

- Cao khổ sâm nam: Vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát. Khổ sâm nam có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó, phòng ngừa bệnh tuyến giáp.

- Cao bán biên liên: Vị cay, tính bình, quy vào các kinh tâm, tiểu trường, phế. Bán biên liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy, tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc cũng như thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.

- Cao ba chạc: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh. Ba chạc có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tăng cường miễn dịch, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh tuyến giáp.

- Cao lá neem: Có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm trầm cảm, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tuyến giáp, tăng cường hệ miễn dịch.

- Iod (dưới dạng kali iodid và chiết xuất hải tảo): Iod tham gia vào quá trình sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, ổn định nồng độ hormone.

- Magnesi (dưới dạng magnesium lactate dihydrate): Có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định huyết áp, giúp người bị bệnh tuyến giáp phòng tránh được biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch.

Việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương là điều cần thiết, vừa có tác dụng bổ sung dưỡng chất để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, vừa giúp điều hòa hệ miễn dịch trong cơ thể, khắc phục căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp hiệu quả, an toàn.

Chia sẻ của người đã đẩy lùi được các vấn đề về tuyến giáp thành công

Chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, ở số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh)

Chị Trang từng bị suy giáp sau khi phẫu thuật cường giáp basedow. Trình trạng bệnh khiến chị luôn mệt mỏi, chân tay run, thở yếu, đờ đẫn, bỏ bê nhà cửa, chồng con. Chị có uống thuốc nhưng mãi mà không thấy đỡ, lại mệt hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, hay cáu gắt. Thế nhưng chỉ sau 2 tháng dùng Ích Giáp Vương, các triệu chứng của bệnh cứ đỡ dần. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,... Mời các bạn cùng theo dõi chia sẻ cụ thể về quá trình điều trị bệnh của chị Trang trong video sau đây:

 

Bà Dương Thị Hiệu (64 tuổi ở số 2, ngõ 39 phố Ngọc Trì, tổ 11, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội, SĐT: 0915522412) cũng đã cải thiện được bướu cổ nhờ sử dụng Ích Giáp Vương.

Bà Hiệu bị bướu cổ đơn thuần từ thuở thanh niên nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không được điều trị, khối bướu ngày càng to ra, cúi xuống là xệ cổ. Bà sống chung với bướu cổ hơn 40 năm trời và đã phải chịu đựng khá nhiều ảnh hưởng của bệnh nhất là về mặt thẩm mỹ. May mắn đã đến khi bà tình cờ biết đến sản phẩm Ích Giáp Vương. Sau 6 tháng sử dụng sản phẩm này, khối bướu cổ của bà đã xẹp đi đáng kể. Hãy cùng lắng nghe chi tiết chia sẻ của bà Hiệu trong video này nhé.

Mời độc giả cùng xem thêm chia sẻ của người dùng đã đẩy lùi được các rối loạn chức năng tuyến giáp nhờ Ích Giáp Vương TẠI ĐÂY!

Ích Giáp Vương nhận được nhiều đánh giá tích cực về tác dụng hỗ trợ điều trị các rối loạn chức năng tuyến giáp từ phía các chuyên gia

Chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích về tác dụng của Ích Giáp Vương đối với bệnh lý tuyến giáp:

Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm, xin mời lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với bệnh tuyến giáp: 

Xem thêm tư vấn của chuyên gia về cách điều trị các bệnh lý tuyến giáp hiệu quả

Phân loại bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước, gồm 2 thùy (thùy phải và thùy trái), mỗi thùy áp vào mặt trước của sụn giáp và phần trên khí quản, có một eo tuyến nối hai thùy với nhau như hình con bướm. Đây là cơ quan nội tiết có vai trò sản xuất hormone, giải phóng vào máu và đến mọi cơ quan, giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, điều hòa hoạt động của các mô, tế bào. Các bệnh lý tuyến giáp bao gồm: 

- Bướu giáp không có rối loạn chức năng được gọi là bệnh bướu giáp đơn thuần. Trong đó, có bướu giáp nhân (khi có một nhân), bướu giáp đa nhân (nhiều nhân) và bướu giáp lan tỏa (khi không có nhân).
- Bệnh viêm tuyến giáp: hay gặp là bệnh viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn (bệnh Hashimoto), bệnh viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain, viêm tuyến giáp Riedel, viêm tuyến giáp cấp tính. Có một số ít trường hợp viêm tuyến giáp đi kèm với rối loạn chức năng giáp.

- Bướu cường chức năng tuyến gáp hay gặp nhất là bệnh Basedow với triệu chứng điển hình là bướu giáp lan tỏa, mạch nhanh, mắt lồi và run tay. Một số bệnh bướu khác bao gồm: bướu nhân nhiễm độc (bệnh Plummer), bệnh bướu đa nhân nhiễm độc, nhiễm độc giáp do thuốc.

- Bướu nhược giáp là bệnh tuyến giáp hay gặp nhất, trong đó chủ yếu là nhược năng giáp bẩm sinh (bướu cổ đần độn), một số trường hợp viêm tuyến giáp mạn tính.
- Bệnh ung thư tuyến giáp: thường bướu đơn nhân mọc ở 1 hoặc hai thùy.

- Nhân/ nang tuyến giáp: Khi một trong hai thùy xuất hiện nhân tuyến giáp qua hình ảnh siêu âm thì sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm, khám lâm sàng để phân loại Tirads (đánh giá khả năng lành - ác của nhân tuyến giáp trên siêu âm). Nang tuyến giáp có nhiều kích thước khác nhau cụ thể như nang tuyến giáp 2mm, 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 10mm,...

Phân loại Tirads (theo European 2017) được chia thành các cấp độ như sau:

+ Nhân tuyến giáp Tirads 1: Mô giáp lành.

+ Nhân tuyến giáp Tirads 2: Các tổn thương lành tính (0% nguy cơ ác tính).

+ Nhân tuyến giáp Tirads 3: Các tổn thương nghi ngờ ác tính thấp (2-4% ác tính).

+ Nhân tuyến giáp Tirads 4: Nghi ngờ ác tính vừa (6-17% ác tính).

+ Nhân tuyến giáp Tirads 5: Nghi ngờ ác tính cao (26-87% ác tính).

Người bị bệnh tuyến giáp có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày như: Khó thở, nuốt vướng, khàn giọng, mất tiếng, nhịp tim nhanh. Hơn nữa, khả năng thấp không có nghĩa là không thể xảy ra, nếu chủ quan không điều trị thì hoàn toàn có thể tiến triển thành ác tính. Vì vậy, việc phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục đúng cách là điều rất cần thiết.

Bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì để giúp cải thiện bệnh là băn khoăn của rất nhiều người, bởi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà những triệu chứng kèm theo do bệnh cũng khiến cho người mắc gặp rất nhiều phiền phức trong cuộc sống cũng như sinh hoạt thường ngày. Sau đây là lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng dành cho người bị bệnh tuyến giáp!

Người bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì?

Rau lá xanh

Rau có màu xanh đậm hoặc củ màu vàng sậm nổi tiếng với hàm lượng magnesi và khoáng chất cao, đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất, đặc biệt là các hoạt động của tuyến giáp. Việc bổ sung rau xanh có tác dụng giảm triệu chứng khó chịu của bệnh tuyến giáp như mệt mỏi, tim đập nhanh,…

Một lưu ý khi các bạn chế biến rau họ cải như bắp cải, củ cải, cải bẹ,… thì nên chần hoặc luộc sơ. Vì mấy loại rau trên chứa chất isothiocyanates, ngăn cản quá trình hấp thụ iod, và nhiệt độ sẽ làm chất này phân hủy.

Bổ sung thực phẩm giàu iod

Tuyến giáp cần iod để sản sinh ra các hormon cần thiết, có tác dụng cân bằng mọi quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nhưng không phải ai cũng bổ sung đầy đủ iod vào chế độ ăn của mình, nhất là những người sống ở vùng núi cao, các thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày rất ít iod. Cách đơn giản nhất là hãy sử dụng muối có chứa iod, lưu ý rằng những thực phẩm đóng gói, gia công thường không chứa iod. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung iod trong chế độ ăn uống hàng ngày với thực phẩm giàu iod như rong biển.

Thực phẩm chứa omega-3

Các loại hải sản như cá, tôm,... là nguồn thực phẩm giàu iod, kẽm, omega-3, vitamin B và selen rất tốt cho tuyến giáp. Vì thế, bạn nên ăn ít nhất 3 bữa hải sản/tuần. Chú ý sử dụng các sản phẩm được đánh bắt tự nhiên như cá hồi, cá bơn, cá tuyết,... Hàm lượng axit béo omega-3 trong các loại cá này không chỉ có tác dụng chống viêm mà còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Cơ thể con người không tự sản xuất ra axit béo này, vì vậy, bạn cần bổ sung chúng từ thực phẩm. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung omega-3 từ quả óc chó, dầu ô liu, dầu hạt lanh.

Các loại hạt

Một số loại hạt như: Hạt bí, hạt điều, hạnh nhân đều là những nguồn thực phẩm giàu magnesi, protein thực vật, đồng, kẽm, vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động tốt.

Bị bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì?

Nếu đã hoàn thành xong thực đơn “người bị nhân tuyến giáp nên ăn gì” thì các bạn hãy note nhanh những thực phẩm cần phải kiêng sau đây:

Chất xơ và đường

Chất xơ rất tốt cho quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, với bệnh nhân điều trị nhân tuyến giáp, chất xơ gây cản trở sự hấp thụ thuốc. Do đó, người mắc cần chú ý chỉ ăn một lượng chất xơ vừa đủ cho hệ tiêu hóa, không nên ăn quá nhiều.

Giống như chất xơ, đường hay chất tạo ngọt cũng gây khó khăn cho quá trình điều trị nhân tuyến giáp. Khi bị bệnh, chức năng tuyến giáp suy giảm ảnh hưởng tới sự chuyển hóa đường. Đường không phân giải được dẫn đến các hệ lụy như tăng cân, đường huyết cao…

Thực phẩm chứa gluten

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, gluten là một loại protein thường có trong lúa mì, lúa mạch,… không chỉ tác động đến hệ tiêu hóa mà còn gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cho nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp tăng cao.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn nổi tiếng không tốt cho sức khỏe. Và thực tế, nó đặc biệt không dành cho người bị nhân tuyến giáp. Các thực phẩm chế biến sẵn chứa một lượng lớn calo rỗng cùng nhiều chất phụ gia có hại cho tuyến giáp.

Hơn thế nữa, hàm lượng cao chất béo công nghiệp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp. Đồng thời, thực phẩm chế biến sẵn còn dễ dẫn đến biến chứng suy giáp.

Bia rượu và chất kích thích

Cũng giống như những bệnh lý khác, người bị bệnh tuyến giáp tuyệt đối không được sử dụng bia rượu do chúng gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp và kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ thuốc điều trị, ảnh hưởng đến quá trình cải thiện bệnh.

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không?

Để trả lời cho vấn đề bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về biến chứng của các rối loạn này. Mức độ nguy hiểm của các bệnh tuyến giáp sẽ tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Hầu hết các cơ quan đều bị ảnh hưởng như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, sinh dục,… Khi không điều trị kịp thời, các bệnh tuyến giáp có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng tim mạch: Các bệnh tuyến giáp như suy giáp, cường giáp đều ảnh hưởng đến tim. Cường giáp có thể gây loạn nhịp tim, đánh trống ngực, rung nhĩ (thường gặp nhất), lâu ngày sẽ gây suy tim, suy vành. Suy giáp có thể dẫn đến biến chứng suy tim sung huyết, xơ vữa động mạch (do tăng nồng độ cholesterol máu), làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Biến chứng tâm thần kinh: Suy giáp có thể gây trầm cảm, trong khi đó cường giáp lại khiến người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng. Nếu không được điều trị, các bệnh lý này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần kinh.

Vô sinh: Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone (suy giáp), có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và rụng trứng, khiến trứng và tinh trùng khó thụ thai, cuối cùng dẫn đến vô sinh.

Vấn đề khi mang thai: Phụ nữ đang mang thai mà bị bệnh tuyến giáp khi không được điều trị có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như sinh non, sảy thai, dị tật thai nhi… Đứa trẻ được sinh ra từ một bà mẹ bị suy giáp mà không được điều trị có thể bị mắc suy giáp bẩm sinh, bệnh đần độn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thai có thể gây sảy thai

Loãng xương: Trong bệnh lý cường giáp, nồng độ hormone giáp trong máu luôn cao sẽ làm tăng tốc độ chuyển hóa xương, dẫn đến xương bị mất canxi, gây loãng xương.

Biến chứng mắt: Bệnh cường giáp Basedow có thể gây biến chứng nặng trên mắt như mắt lồi, teo thần kinh thị giác, thậm chí mù lòa. 

Cơn cường giáp cấp (cơn bão giáp): Đây là một cấp cứu nội khoa rất nặng, tỷ lệ tử vong cao. Biến chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân cường giáp khi không được kiểm soát tốt.

Tử vong: Một số bệnh tuyến giáp như ung thư tuyến giáp nếu không được điều trị, khối u có thể di căn sang các cơ quan khác và gây tử vong.

Có nên mổ khi mắc bệnh tuyến giáp? Biến chứng sau mổ là gì? Sau mổ tuyến giáp nên ăn gì?

Biện pháp can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật (mổ) cắt bỏ một bên thùy hoặc toàn bộ tuyến giáp có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào từng bệnh lý cụ thể và sức khỏe toàn trạng của người mắc mà bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định có nên hay không thực hiện phương pháp này. Bởi sau mổ tuyến giáp có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu, khó thở, cơn bão giáp trạng, thay đổi giọng nói, khó nuốt, nhiễm trùng,...

Ngoài việc nghỉ ngơi và uống thuốc để hồi phục chức năng tuyến giáp thì chế độ dinh dưỡng sau khi mổ đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Vậy sau mổ tuyến giáp nên ăn gì? Hãy ghi sổ ngay những thực phẩm sau đây:

- Thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, việt quất, bông cải xanh, súp lơ, rau chân vịt, nước ép cam và nước ép cà chua.

- Thực phẩm giàu kẽm như thịt gà, thịt bò và thịt lợn,...

- Các thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt như nước ép hoa quả, cháo, súp,… 

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, protein.

- Nên dùng đồ ăn không quá nóng và ít mùi.

Hy vọng bài viết trên đã trả lời được thắc mắc của bạn về vấn đề tuyến giáp là gì, các loại bệnh tuyến giáp hay gặp và phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát bệnh lý này an toàn từ thảo dược. Để được tư vấn về các bệnh lý tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Phương Thùy