Ung thư tuyến giáp có sinh con được không? là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc bệnh lý này. Khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm, trong đó có vô sinh. Trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở nữ lớn hơn nhiều so với nam giới, nhiều chị em lo lắng ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ.
Ung thư tuyến giáp là bệnh gì?
Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% trong tổng số các bệnh ung thư. Đối tượng mắc ung thư tuyến giáp cao nhất là phụ nữ từ 20 – 50 tuổi. Đây là bệnh khó phát hiện, thường lành tính, tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Nếu kịp thời phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa bệnh thành công lên đến 97%.
Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 loại chính, bao gồm:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú: Loại này hay gặp nhất. Cứ khoảng 5 người bị ung thư tuyến giáp thì có 4 người thuộc loại ung thư tuyến giáp thể nhú. Loại ung thư tuyến giáp này thường gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi.
- Ung thư tuyến giáp thể nang: Chiếm 10%. Loại này thường ảnh hưởng nhiều đến người lớn tuổi.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm 1 trong tổng số 20 trường hợp bị ung thư tuyến giáp, có thể di truyền trong gia đình.
- Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Ít gặp nhất (tỷ lệ là 1/100) và cũng là loại ung thư tuyến giáp ác tính nhất. Bệnh thường ảnh hưởng đến người từ 60 – 80 tuổi.
Biểu hiện của ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu gần như không có gì đặc biệt. Chỉ đến khi chuyển biến nặng hơn, bệnh nhân mới có thể sờ hoặc nhìn thấy một cục giáp nổi ở trước cổ, đôi khi đi kèm triệu chứng đau hàm, đau tai. Thông thường, bệnh ung thư tuyến giáp được phát hiện tình cờ qua siêu âm, thăm khám định kỳ. Đến khi khối u di căn, bệnh nhân sẽ thấy khó thở, khó nuốt, giọng nói thay đổi. Giai đoạn nặng thì việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn.
Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp, ban đầu bác sĩ sẽ siêu âm, sau đó tiến hành sinh thiết tế bào. Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp bằng sinh thiết tế bào khá chính xác.
Khi xác định được ung thư tuyến giáp, bệnh nhân bắt buộc phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, sau đó tiếp tục điều trị bằng iod phóng xạ hoặc chỉ cần theo dõi. Thông thường thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư tuyến giáp là rất cao. Tuy nhiên, sau điều trị, bệnh nhân cần có những biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát.
>>>Xem thêm: Các loại ung thư tuyến giáp hay gặp hiện nay
Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Trong giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng khi tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh sẽ khiến nhiều hệ cơ quan bị rối loạn. Khi khối ung thư tuyến giáp có kích thước lớn, sẽ chèn ép vào khí quản, thực quản, thanh quản và gây khàn giọng, nuốt vướng, khó thở.
Khi không được điều trị, ung thư tuyến giáp có thể to nhanh và di căn ra các cơ quan khác như: Xương, mạch máu, tim, gan, phổi… Cấu trúc và chức năng của các cơ quan mà khối ung thư tuyến giáp di căn đến sẽ bị rối loạn.
Đối với bệnh ung thư tuyến giáp đã được điều trị bằng phẫu thuật hoặc iod phóng xạ, vẫn có khoảng 5 – 20% trường hợp bị tái phát. 10 - 15% người bệnh có thể bị di căn ra các cơ quan khác như xương.
Cuối cùng, khi khối ung thư tuyến giáp đã di căn sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể mà không có cách nào điều trị, người bệnh có thể tử vong.
>>>Xem thêm: Điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt?
Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng rất cao, chiếm khoảng 80%. Bệnh nhân thường ở độ tuổi sinh sản. Tuyến giáp là nơi tiết ra các hormone ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động của hệ sinh dục. Bởi vậy, nhiều phụ nữ rất lo sợ không biết bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không.
Theo các chuyên gia, khi mắc bệnh về tuyến giáp, khả năng sinh sản của chị em sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng các nhà khoa học khẳng định, bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp khi chữa khỏi bệnh hoàn toàn vẫn có thể sinh con như người bình thường khác. Ung thư tuyến giáp tuy phổ biến nhưng tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn lại rất cao. Vì vậy, nếu chị em phát hiện ra bệnh sớm, điều trị tích cực thì khả năng khỏi bệnh là rất lớn.
Chị em sẽ được chỉ định làm phẫu thuật để cắt bỏ tuyến giáp, sau đó điều trị bằng iod phóng xạ. Sau phẫu thuật, di chứng để lại có thể là: Thay đổi giọng nói, cơ cổ, cơ hô hấp hoạt động khó khăn.
Một lưu ý là không nên có thai trong khi đang dùng iod phóng xạ. Nữ giới mắc bệnh muốn sinh con thì cần chờ tối thiểu 6 tháng sau khi dùng liệu pháp này. Sau khi mổ cắt toàn bộ tuyến giáp, người bệnh cần phải uống hormone tuyến giáp thay thế mỗi ngày. Việc uống thuốc này không ảnh hưởng đến thai nhi. Khi có thai, người bệnh cần chú ý tái khám để điều chỉnh liều thuốc uống cho đúng, bởi bào thai làm nhu cầu hormone tuyến giáp tăng lên. Việc bổ sung hormone đầy đủ rất quan trọng tới sự phát triển thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
>>>Xem thêm: Ung thư tuyến giáp và những điều cần biết
Giải pháp an toàn giúp cải thiện ung thư tuyến giáp, không lo vô sinh
Như vậy, qua thông tin bên trên, các bạn đã giải đáp được thắc mắc: Ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Câu trả lời là có. Nếu được phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp kịp thời, đúng cách, phụ nữ mắc bệnh hoàn toàn có thể sinh con như bình thường.
Ngoài ra, để đề phòng ung thư tuyến giáp tái phát, các chị em cần lưu ý:
– Trong chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và khoáng chất canxi, kẽm, iod, selen.
– Hạn chế những thực phẩm chứa cyanates (bắp cải, su hào, củ cải) và chất béo (dầu, mỡ).
– Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động.
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
Để giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế biến chứng của ung thư tuyến giáp, các chị em nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo – một trong những loại rong biển đã được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tuyến giáp. Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu. Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như: Cao bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao neem giúp giảm nhẹ các triệu chứng, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cân bằng tiết hormone, giảm mệt mỏi... Sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ. Do đó, Ích Giáp Vương sẽ giúp các chị em bị ung thư tuyến giáp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng vô sinh và sớm được hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ.
Cảm nhận khách hàng
Bà Dương Thị Hiệu (SĐT: 0915522412) đã kiểm soát hiệu quả bướu cổ bằng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương. Hãy cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Hiệu TẠI ĐÂY.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!
Tư vấn của chuyên gia
Lắng nghe PGS. TS. Trần Đình Ngạn trả lời câu hỏi ung thư tuyến giáp sống được bao lâu trong video dưới đây:
>>>Xem thêm: Chuyên gia phân tích về vấn đề: “Ung thư tuyến giáp có chữa được không?”
Qua bài viết, các bạn đã trả lời được câu hỏi: “Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?”. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp an toàn giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế biến chứng vô sinh của ung thư tuyến giáp từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay hôm nay, bạn nhé!
Để được tư vấn về bệnh ung thư tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).
Để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp, chị có thể liên hệ hotline 18006103 (miễn cước cuộc gọi) hoặc kết bạn Zalo số 0902207582 để được cung cấp thêm các thông tin hữu ích nhất! Chúc chị nhiều sức khỏe.
Chúc chị nhiều sức khỏe!