Điều trị suy giáp hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng đáp ứng với thuốc và chế độ chăm sóc hằng ngày. Sự an toàn và hiệu quả là hai yếu tố được quan tâm hàng đầu trong điều trị. Hiện nay, để cân bằng lượng hormone giáp, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn một trong những giải pháp như dùng thuốc tây, đông y hoặc mẹo dân gian.
Điều trị suy giáp bằng thuốc tây
Suy giáp là bệnh lý phổ biến, đặc biệt là nữ giới, đặc trưng bởi sự thiếu hụt hormone tuyến giáp. Bệnh không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động trao đổi chất của cơ thể mà còn tác động tới nhiều cơ quan lân cận như phổi, tim, xương khớp…
Phương pháp điều trị suy giáp phổ biến nhất hiện nay chính là sử dụng thuốc tây. Thông qua kết quả xét nghiệm các chỉ số, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Mục đích chính của các loại thuốc điều trị suy giáp chính là ổn định lượng hormone trong cơ thể.
Suy giáp có thể xuất hiện ở cả những người trưởng thành và trẻ nhỏ (suy giáp bẩm sinh). Liều lượng và sản phẩm đặc trị sẽ không giống nhau. Vì vậy, để hạn chế tối đa tác dụng phụ, người bệnh nên chủ động tới thăm khám bác sĩ.
Thuốc tây là cách điều trị suy giáp được nhiều người bệnh áp dụng phổ biến hiện nay
Thuốc điều trị suy giáp bẩm sinh
Trẻ nhỏ mắc suy giáp thường do yếu tố di truyền hoặc khiếm khuyết bẩm sinh. Nhóm thuốc được dùng phổ biến hiện nay là Thyroxin.
- Cách sử dụng: Sản phẩm được sản xuất dạng viên uống, nên cho trẻ dùng trước bữa ăn sáng khoảng 1h.
- Phản ứng phụ: Cần theo dõi kỹ lưỡng dấu hiệu bất thường của trẻ trong thời gian điều trị và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ khi nhận thấy các phản ứng như tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, khó ngủ, buồn nôn, tiêu chảy.
- Thời gian theo dõi: Trẻ cần tái khám sau mỗi 3 tháng, trong vòng một năm điều trị.
Trẻ em bị suy giáp bẩm sinh thường được chỉ định trị liệu với Thyroxin
Thuốc điều trị suy giáp người lớn
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt hormone, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc nội tiết, bổ sung lượng hormone cần thiết. Ba nhóm chế phẩm chứa hormone được sử dụng trong điều trị lâm sàng chính là: Levothyroxin (L-T4), Liothyronin (L-T3) và Liotrix (L-T4 và L-T3).
- Cách sử dụng: Thuốc điều trị suy giáp có thể ở dạng viên nén kê đơn, dung dịch hoặc tiêm tĩnh mạch. Người bệnh sẽ bắt đầu sử dụng liều thấp và tăng dần cho tới khi đạt tới ngưỡng bình giáp
- Phản ứng phụ: Các tác dụng ngoài ý muốn mà người bệnh có thể gặp phải trong suốt thời gian điều trị bao gồm tiêu chảy nặng, khó chịu, nổi mề đay, phát ban da, đau đầu, co giật. Nếu những phản ứng này kéo dài và có xu hướng trầm trọng hơn, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để kịp thời khắc phục.
- Thời gian theo dõi: Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để xét nghiệm các chỉ số TSH trong máu, đánh giá mức độ đáp ứng thuốc và điều chỉnh liều lượng mỗi 6-8 tuần/lần.
Người bị suy giáp có thể phải uống hormone tổng hợp suốt đời
>>>Xem thêm: Suy giáp là bệnh gì? Tất cả các thông tin cần “thuộc lòng”
Điều trị suy giáp bằng các biện pháp dân gian
Cách điều trị suy giáp từ những mẹo dân gian thường được ưa chuộng bởi mức độ lành tính cao. Mặc dù không có khả năng thay thế các loại thuốc đặc trị, nhưng việc sử dụng các các nguyên liệu tự nhiên có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Óc chó ngâm mật ong
Theo đông y, quả óc chó có vị ấm, tình bình, phù hợp dùng để cải thiện các biểu hiện đau đầu, mất ngủ, chán ăn do suy giáp. Ngoài ra, đây còn là thực phẩm này còn có tác dụng tăng cường chức năng tuyến giáp.
Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 40 trái óc chó tươi đã rửa sạch và bóc vỏ. Sau khi dùng dao đâm nhẹ các hạt, đem ngâm cùng 500g mật ong nguyên chất và bảo quản trong bình thủy tinh lớn. Chờ ít nhất 40 ngày có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 thìa nước cốt để đạt hiệu quả nhanh nhất.
Óc chó ngâm mật ong giúp cải thiện các triệu chứng của suy giáp
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa enzyme papain có tác dụng hỗ trợ điều trị xương khớp, giảm đau, hỗ trợ giảm kích thước khối bướu cổ do suy giáp,...
Cách thực hiện: Sử dụng một quả đu đủ non, rửa sạch hết nhựa và bổ thành miếng hình khối nhỏ, đem hơ trên bếp. Khi miếng đu đủ đã nóng, bạn có thể bọc lại trong khăn mỏng hoặc vải xô, sau đó chườm lên phần bướu cổ và xung quanh. Thực hiện khoảng 3-5 lần mỗi ngày, liên tục 2-3 tuần sẽ thấy kích thước khối u được thu hẹp lại.
Tảo biển
Sự thiếu hụt iod trong chế độ dinh dưỡng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy giáp. Chính vì vậy, bổ sung tảo biển trong thực đơn hằng ngày là phương pháp đơn giản nhất giúp khắc phục tình trạng suy chức năng tuyến giáp.
Theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012, tảo biển được biết đến với hàm lượng iod dồi dào, chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch và điều hòa chức năng tuyến giáp. Vì vậy người mắc suy giáp nên tăng bổ sung các thực phẩm giàu iod như hải tảo.
Tảo biển giúp cung cấp iod, hỗ trợ cải thiện suy giáp
Điều trị suy giáp bằng đông y
Theo y học cổ truyền, suy giáp được xếp vào phạm vi chứng “phù thũng”, “ hư lao”. Bệnh khởi phát do dương hư khí suy, âm huyết hư tổn, huyết ứ. Đối với mỗi mức độ bệnh sẽ có các bài thuốc trị cường giáp khác nhau. Cụ thể:
- Suy giáp thể nhẹ: Người mắc suy giáp thể nhẹ cần được sử dụng các bài thuốc có tác dụng ôn trung kiện tỳ, ích khí bổ huyết. Bài thuốc gồm các thảo dược: Hoàng kỳ 30g, đảng sâm 18g, chích thảo 6g, bạch truật 24g, đương quy 12g, sài hồ 6g, trần bì 3g, kích thiên 6g, kỷ tử 9g. Sắc mỗi ngày uống 1 thang với 750ml nước đến khi còn 300ml. Uống ngày 3 lần và liên tục trong 2 tháng.
- Suy giáp thể vừa: Người mắc thể này thường có tỳ thận dương hư, huyết ứ. Để cải thiện chứng này, người bệnh cần sử dụng các bài thuốc có tác dụng bổ thận trừ âm, hóa ứ, dưỡng âm bổ huyết. Bài thuốc: Nhục thung dung 12g, sinh hoàng kỳ 30g, quế chi 5g, đảng sâm 20g, sơn dược 20g, tiên linh tỳ 12g, bạch thược 16g, xích thược 12g (sao), bổ cốt chỉ 12g, bạch linh 20g, trạch tả 20g, đương quy 12g, đơn sâm 12g, chế phụ phiến 10g (sắc trước), quy bản 20g (sắc trước), lộc giác sương 20g (sắc trước). Đun sắc với khoảng 500ml nước. Ngày uống 1 thang, chia đều 2-3 lần.
- Suy giáp thể nặng: Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Hạ thân nhiệt, chân tay lạnh, thiếu tỉnh táo, hôn mê, thì cần sử dụng nhân sâm, phụ tử, sinh khương để sắc lấy nước uống. Bài thuốc sẽ giúp ích khí, hồi dương, đào thải độc tố cho cơ thể.
Các bài thuốc đông y thường lành tính và mang lại hiệu quả khá tốt
Hỗ trợ cải thiện suy giáp bằng Ích Giáp Vương
Có thể thấy rằng, các bài thuốc đông y hay thảo dược dân gian giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của suy giáp. Tuy nhiên việc thực hiện còn cầu kỳ, không phù hợp với những người bận rộn. Hiện nay, để cải thiện suy giáp hiệu quả ngoài các thuốc tây y, nhiều người có xu hướng lựa chọn sử dụng các thảo dược đã được bào chế thành các sản phẩm viên uống tiện lợi. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương có thành phần chính hải tảo.
Để tăng hiệu quả cải thiện suy giáp của hải tảo, các nhà khoa học đã kết hợp thảo dược này với các vị thuốc khác như: Khổ sâm nam, cao ba chạc, cao lá neem,… Cụ thể như:
- Lá neem, hải tảo, kali iodid giúp điều hòa nồng độ hormone tuyến giáp, nâng cao sức đề kháng.
- Khổ sâm nam, hải tảo, magnesi có tác dụng thu gọn kích thước khối u tuyến giáp.
- Bán biên liên, hải tảo giúp cải thiện triệu chứng bệnh tuyến giáp, điều hòa thân nhiệt, tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng da, tóc, ổn định huyết áp và nhịp tim…
Như vậy, sản phẩm Ích Giáp Vương giúp hỗ trợ thu nhỏ kích thước khối bướu, điều hòa miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của suy giáp hiệu quả. Bên cạnh đó sản phẩm còn có tác dụng rất tốt cho người mắc các bệnh tuyến giáp khác như: Basedow, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,...
Ích Giáp Vương an toàn và lành tính giúp hỗ trợ cải thiện chứng suy giáp
Mỗi phương pháp điều trị suy giáp đều tồn tại đồng thời những ưu và nhược điểm nhất định. Để quá trình hiệu quả cao như mong muốn, bên cạnh việc tuân thủ đúng theo liệu trình của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và dinh dưỡng lành mạnh.
Link tham khảo:
https://www.webmd.com/women/guide/low-thyroid-treatment
https://www.nhs.uk/conditions/underactive-thyroid-hypothyroidism/treatment/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/diagnosis-treatment/drc-20350289#: