Bệnh suy giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của tôi không? Đó là thắc của nhiều người bệnh và dưới đây là những công việc bạn cần phải làm nếu mắc suy giáp đồng thời đang mong muốn có con.
Suy giáp ảnh hưởng tới khả năng thụ thai! Tại sao?
Một khi tuyến giáp của bạn không tạo ra đủ hormone thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả chức năng sinh sản. Điều này có nghĩa là, bệnh suy giáp sẽ khiến bạn khó thụ thai hơn nếu bạn đang mong muốn có con. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Pregnancy chỉ ra rằng, phụ nữ bị suy giáp sẽ ít có khả năng mang thai hơn và cần nhiều thời gian để thụ thai hơn so với những phụ nữ không mắc bệnh.
Nguyên nhân là bởi vì phụ nữ bị suy giáp có thể sẽ không rụng trứng, hoặc rụng trứng không thường xuyên, mà để mang thai được thì bạn cần phải rụng trứng. Suy giáp có thể ảnh hưởng đến cả khả năng sinh sản ở nam giới, theo Hiệp hội về tuyến giáp của Canada. Mặc dù suy giáp ít phổ biến ở nam giới hơn, nhưng những nam giới bị suy giáp cũng sẽ có ít ham muốn tình dục hơn và có số lượng tinh trùng ít hơn, theo một nghiên cứu tháng 11 năm 2013 trên Frontiers in Endocrinology.
Ngoài ra, suy giáp có thể khiến cả nam giới và phụ nữ cảm thấy mệt mỏi. Một khi bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn sẽ không muốn quan hệ nữa. Và khi bạn không quan hệ thường xuyên, khả năng mang thai của bạn sẽ giảm đi.
Dưới đây là những gì bạn có thể làm nếu đang muốn có con mà lại mắc bệnh suy giáp:
Nếu không có thai hoặc khó thụ thai, hãy kiểm tra tuyến giáp!
Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng của bệnh suy giáp, ví dụ như mệt mỏi, nhạy cảm hơn với cảm giác lạnh, táo bón, da khô, tăng cân, yếu cơ, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thì bạn nên được xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp.
Một xét nghiệm máu thông thường có thể cho biết liệu tuyến giáp của bạn có hoạt động bình thường hay không. Xét nghiệm máu sẽ đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu của bạn và nếu lượng TSH tăng cao có nghĩa là bạn bị suy giáp, theo Hiệp hội về tuyến giáp của Hoa Kỳ.
Vậy, bạn có nên làm xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp trước khi cố gắng thụ thai hay không? Câu trả lời là có, vì ngày nay, ngày càng có nhiều phụ nữ mang thai khi đã đứng tuổi. Mà khi bạn càng lớn tuổi, khả năng mắc phải bệnh suy giáp càng cao. Tuyến giáp là một cơ quan đặc biệt nhạy cảm và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Suy giáp là một trong số những bệnh phổ biến nhất bạn nên khám trước khi muốn mang thai, và bạn nên phát hiện và điều trị bệnh trước khi thụ thai. Phụ nữ gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc có tiền sử sảy thai cũng nên được kiểm tra tuyến giáp.
Phải kiểm tra tuyến giáp ngay nếu thấy dấu hiệu vô sinh
Khi suy giáp được điều trị tốt, bạn vẫn có thể mang thai
Bệnh suy giáp có thể dễ dàng được điều trị, và một khi lượng hormone tuyến giáp trở về mức bình thường, bạn có thể mang thai. Điều trị suy giáp bao gồm uống hormone tuyến giáp tổng hợp dưới dạng viên nén. Mặc dù sẽ mất vài tháng để xác định được lượng hormone phù hợp với bạn là bao nhiêu, nhưng một khi đã xác định được đúng liều thuốc, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy khỏe hơn và sẽ có khả năng thụ thai.
Khi suy giáp là nguyên nhân của tình trạng vô sinh, thì việc uống thuốc điều trị tuyến giáp sẽ cho phép đa số phụ nữ thụ thai trở lại, sớm nhất là khoảng 6 tuần sau khi điều trị, theo một nghiên cứu xuất bản tháng 2 năm 2015 trên tạp chí OSR Journal of Dental and Medical Sciences. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, rất nhiều phụ nữ gặp vấn đề khi thụ thai không có triệu chứng rõ ràng của bệnh suy giáp mà chỉ có dấu hiệu tăng nhẹ lượng hormone TSH. Do vậy, việc xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hormone TSH lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, nếu bạn đã khó thụ thai và không rõ lý do.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, điều trị suy giáp bằng thuốc không chỉ cải thiện tỷ lệ thụ thai mà còn làm giảm nguy cơ sảy thai trong thai kỳ. Nghiên cứu này đã được xuất bản vào tháng 1 năm 2015 trên tạp The Obstetrician & Gynaecologist.
Khi mắc suy giáp và đang mang thai, bạn phải làm gì?
Một khi bạn đã mang thai, thì việc quan trọng tiếp theo bạn phải làm là duy trì lượng hormone tuyến giáp ở mức bình thường trong suốt thai kỳ. Bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh liều thuốc của bạn để giữ lượng hormone TSH luôn trong tầm kiểm soát. Bạn sẽ cần phải được kiểm tra hormone TSH định kỳ trong suốt thai kỳ, thường là khoảng 3 lần.
Đa số các trường hợp, lượng hormone tuyến giáp suy giảm một chút sẽ không ảnh hưởng gì đến em bé hoặc đến thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, suy giáp nặng có thể liên quan đến một số biến chứng, bao gồm sảy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Do vậy, việc tiếp tục uống thuốc trong suốt thai kỳ là rất quan trọng, và bạn hãy yên tâm rằng, việc này sẽ không có hại gì cho em bé hay cho bạn cả.
Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về chức năng tuyến giáp trong thai kỳ hoặc vẫn còn lo ngại về việc cố gắng mang thai, hãy trao đổi với bác sỹ sản phụ khoa hoặc bác sỹ chuyên khoa nội tiết – sinh sản chuyên về mang thai và tuyến giáp.
Khi đã mang thai, cần kiểm soát tốt bệnh suy giáp
Giải pháp kiểm soát suy giáp an toàn – Sử dụng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, để điều trị suy giáp thì phương pháp phổ biến là sử dụng thuốc tây y, iod phóng xạ hay phẫu thuật. Tuy nhiên, các phương pháp trên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bị.
Do vậy, để rút ngắn thời gian sử dụng thuốc, hạn chế các tác dụng phụ và tăng cường hiệu quả điều trị, các chuyên gia hàng đầu hiện nay khuyến khích người mắc nên kết hợp sử dụng bổ sung sản phẩm hỗ trợ.
Một sản phẩm được nhiều người chia sẻ, đã sử dụng có hiệu quả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm có thành phần chính là hải tảo, kết hợp với các dược liệu quý khác như ba chạc, bán biên liên, khổ sâm, neem, giúp tăng hiệu quả điều hòa miễn dịch, ổn định hoạt động tuyến giáp, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh tuyến giáp, nhất là cường giáp do rối loạn tự miễn như bệnh Basedow.
Tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng của người mắc mà thời gian sản phẩm phát huy hiệu quả là khác nhau (có thể từ 1 vài tuần đến 1 vài tháng). Tuy nhiên, người mắc nên sử dụng trong vòng từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên an toàn cao, hầu như không gây tác dụng phụ.
Ích Giáp Vương đã được nhiều người sử dụng cho thấy hiệu quả tốt. Như chia sẻ của Phạm Thị Thanh Huyền (Thái Nguyên) - một người bị bệnh tuyến giáp 20 năm: Sau khi chị kiên trì sử dụng Ích Giáp Vương trong vòng 3 tháng, các triệu chứng bệnh suy giáp đã được cải thiện đáng kể, dễ thở, chân tay linh hoạt hơn, tiếp xúc, trò chuyện với mọi người dễ dàng, không hụt hơi, ngủ dậy đỡ mệt. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng chị cũng không nhận thấy tác dụng phụ nào. Đây là một thông tin tuyệt vời cho người bị bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng. Qúy bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hành trình 20 năm chữa suy giáp của chị Huyền TẠI ĐÂY!
Bạn hãy học ngay cách điều trị suy giáp từ các chuyên gia đầu ngành trong video dưới đây:
Để suy giáp không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, ngoài việc sử dụng các phương pháp khác để cải thiện bệnh thì bạn đừng quên sản phẩm Ích Giáp Vương – cách mà nhiều người đã áp dụng và cho hiệu quả tốt là một gợi ý hay, an toàn.
Anh Tú