Bướu cổ là một trong những bệnh tuyến giáp phổ biến. Nhiều người thắc mắc: Sau mổ bướu cổ kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục? Bởi chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là với bệnh nhân bướu cổ. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề tương tự thì đừng bỏ lỡ thông tin có trong bài viết sau đây.

Khi nào nên mổ bướu cổ?

Bướu cổ (hay còn gọi bướu giáp) là tình trạng tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường. Sự tăng thể tích này có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy bằng mắt thường. Bạn có thể nhận dạng bướu cổ thông qua dấu hiệu sưng, nhìn thấy rõ ràng khi cạo râu, trang điểm hoặc khám lâm sàng hay thông qua phương tiện chẩn đoán hình ảnh.

Điều trị bướu cổ bằng phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng khi bướu sưng to, chèn ép các cơ quan khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là giai đoạn nối tiếp sau khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. Trên cơ sở đó, việc can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật bướu cổ được đề nghị trong trường hợp:

- Bướu giáp điều trị nội khoa bảo tồn và iod đồng vị phóng xạ không có kết quả.

- Bướu giáp thể nhân nhu mô cần cắt bỏ sớm vì dễ ung thư hóa, đặc biệt là ở bệnh nhân nam trên 40 tuổi.

- Bướu giáp thể nang, to nhanh, chứa đầy máu và các bướu chìm sau xương ức, có kèm theo dấu hiệu chèn ép rõ rệt cơ quan trong trung thất hoặc đe dọa vỡ.

- Các u độc tuyến giáp với dấu hiệu rối loạn chức năng rõ rệt.

- Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu.

Việc phẫu thuật tuyến giáp chống chỉ định với các trường hợp như:

- Bướu giáp thể lan tỏa điều trị nội khoa bảo tồn có kết quả tốt như bướu nhỏ đi, các dấu hiệu chức năng mất dần.

- Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn cuối đã di căn.

- Bệnh basedow điều trị nội khoa hoặc bằng chất iod đồng vị phóng xạ có kết quả tốt.

- Bệnh basedow trong giai đoạn chưa ổn định như: Mạch còn nhanh hơn 90 lần/phút, chuyển hóa cơ bản cao hơn 20%. Mổ ở giai đoạn này thì tỷ lệ tử vong cao do biến chứng cơn bão giáp trạng.

- Các loại bướu giáp sinh lý và viêm tuyến giáp trạng giả bướu loại Hashimoto hoặc Riedel cũng không nên phẫu thuật.

Tùy vào tình trạng bệnh lý cá nhân, tuổi tác và thể trạng của mỗi người mà sẽ được chỉ định cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ tuyến giáp. Cho dù lựa chọn phương pháp mổ hở hay mổ nội soi tuyến giáp cũng khó tránh khỏi các tai biến. Vì thế, nếu chưa thực sự cần thiết thì không nên sử dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa, bởi có thể gây nên những hệ quả như:

- Chảy máu vùng cổ, có thể gây bướu máu;

- Nhiễm trùng;

- Khàn tiếng;

- Hạ canxi máu;

- Suy giáp sau phẫu thuật – đây là biến chứng nguy hiểm nhất, bệnh nhân có thể sẽ phải dùng hormone thay thế suốt đời.

>>> XEM THÊM: Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp thực hiện như thế nào?

Sau mổ bướu cổ kiêng ăn gì?

Việc hồi phục của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe cũng như sự chăm sóc của gia đình. Vậy sau mổ bướu cổ kiêng ăn gì? Một vài ngày đầu sau phẫu thuật, do bệnh nhân vẫn còn đau cổ họng nên người nhà cần chú ý không cho họ ăn những loại thức ăn cứng, khó nhai, các loại thức ăn cay nóng và khó tiêu như cơm, thịt, rau củ quả chưa được hầm mềm, ớt, đồ chua,… Những loại thức ăn trên sẽ làm cho bệnh nhân phải cử động vùng hàm cổ nhiều, có thể dẫn tới hở vết thương, ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục sau mổ. Đặc biệt là đồ nóng, cay còn gây nóng và dẫn đến mưng mủ vết thương.

Ngoài ra, trong giai đoạn hồi phục, người nhà cũng nên hạn chế cho bệnh nhân ăn các loại rau họ cải như: Bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, bắp cải vì trong những thực phẩm này chứa glucosinolate – đây là một hợp chất lưu huỳnh, khi bổ sung vào cơ thể sẽ sản sinh ra isothiocyanates làm ngăn cản sự hấp thu iod của tuyến giáp.

>>> XEM THÊM: Phụ nữ bị suy giáp có nên mang thai không?

Sau mổ bướu cổ nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ cần tập trung hỗ trợ hệ miễn dịch để nhanh chóng phục hồi. Một vài ngày đầu sau phẫu thuật, do bệnh nhân vẫn còn đau cổ họng nên người nhà cần chú ý cho họ ăn những loại thức ăn lỏng và dễ nuốt như súp, thịt xay, cháo, đậu hầm mềm. Điều quan trọng là phải uống đủ nước trong ngày. Nước có thể bổ sung bằng đường uống hoặc trong nước canh, cháo,… Do bổ sung các loại thức ăn mềm, lỏng nên bệnh nhân thường mau đói, vì vậy, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Người bệnh cần ăn chậm để tránh bị sặc. Dưới đây là gợi ý về các loại thực phẩm nên bổ sung sau phẫu thuật:

- Tăng cường bổ sung vitamin: Vitamin C và A rất cần thiết cho quá trình hồi phục, chúng thường có trong các loại rau củ quả như: Cà rốt, khoai lang, cam, chanh, trứng, sữa, các loại quả chua,… Do vitamin C là một loại vitamin tan trong nước nên cần cho người bệnh uống đủ nước (khoảng 2l – 2.5l/ngày).

 Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người sau mổ bướu cổ.jpg

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người sau mổ bướu cổ

- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm: Kẽm là vi khoáng chất có ở khắp các tế bào của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc lành vết thương và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm kẽm vào thực đơn. Thức ăn chứa nhiều protein như: Thịt gà, thịt bò, thịt heo, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu là nguồn bổ sung kẽm tốt nhất.

- Tiêu thụ thực phẩm chứa sắt: Sắt là nguyên liệu để tạo máu và đóng góp vào quá trình oxy hóa, chuyển hóa các chất trong cơ thể. Do đó, bổ sung sắt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân sau phẫu thuật rất cần thiết để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm: Thịt gia cầm, thịt đỏ và các loại đậu, trứng, bánh mì nguyên cám, rau xanh,...

>>> XEM THÊM: Điều trị bệnh cường giáp ở đâu tốt nhất?

Biện pháp khắc phục bướu cổ an toàn, hiệu quả bằng sản phẩm thiên nhiên

Mổ bướu cổ chỉ nên thực hiện khi thật sự cần thiết, bởi những hệ lụy có thể xảy ra là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Hiện nay, bên cạnh các biện pháp điều trị Tây y, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp nói chung và bệnh bướu cổ nói riêng đang được rất nhiều người tin dùng. Điển hình cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.

Ngoài thành phần chính là hải tảo, Ích Giáp Vương còn có chứa các thành phần khác như khổ sâm nam, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tuyến giáp:

- Chiết xuất hải tảo: Có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (suy giáp trạng). Đồng thời, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Đặc biệt, trong thành phần của hải tảo có chứa nhiều iod giúp điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe tuyến giáp dùng cho cả trường hợp cường giáp và suy giáp.

- Cao khổ sâm nam: Có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp.

- Cao bán biên liên: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc, các thuốc điều trị dễ gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).

- Cao ba chạc: Có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Ở Trung Quốc, lá ba chạc còn dùng ngoài chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema; dùng trong chữa viêm họng, viêm amidan, ho,…

- Cao lá neem: Có tác dụng làm giảm nhịp tim, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp và hạ nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp, tăng cường hệ miễn dịch.

- Iod (dưới dạng dưới dạng Kali iodid và chiết xuất hải tảo): Iod tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, điều hòa hệ miễn dịch, giúp điều hòa hormone tuyến giáp, dùng được trong cả trường hợp cường giáp hoặc suy giáp.

- Magnesi (dưới dạng Magnesium lactate dihydrate): Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định tim mạch, ổn định huyết áp, từ đó giảm các triệu chứng của cường giáp.

Ích Giáp Vương - Giải pháp cho người mắc bệnh tuyến giáp.webp

Ích Giáp Vương - Giải pháp cho người mắc bệnh tuyến giáp

Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp hiệu quả sau khi sử dụng Ích Giáp Vương

Bà Dương Thị Hiệu (64 tuổi ở số 2, ngõ 39 phố Ngọc Trì, tổ 11, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội, SĐT: 0915522412) bị bướu cổ đơn thuần từ thuở thanh niên nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không được điều trị, khối bướu ngày càng to ra, cúi xuống là xệ cổ. Bà Hiệu sống chung với bướu cổ hơn 40 năm trời và đã phải chịu đựng khá nhiều ảnh hưởng của bệnh nhất là về mặt thẩm mỹ. May mắn đã đến khi bà tình cờ biết đến sản phẩm Ích Giáp Vương. Sau 6 tháng sử dụng sản phẩm này, khối bướu cổ của bà đã xẹp đi đáng kể. Hãy cùng lắng nghe chi tiết chia sẻ của bà Hiệu trong video này nhé.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bướu tuyến giáp của người khác TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích về những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương đối với người bị bệnh tuyến giáp trong nội dung video sau: 

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích 2 ưu điểm nổi bật của Ích Giáp Vương với bệnh lý tuyến giáp TẠI ĐÂY

Hy vọng rằng với thông tin bài viết đã nêu, độc giả đã giải đáp được băn khoăn: Sau mổ bướu cổ kiêng ăn gì và nên ăn gì? Việc thực hiện phẫu thuật tuyến giáp có thể gây nên nhiều hệ quả nghiệm trọng, thậm chí là phải dùng thuốc suốt đời do biến chứng suy giáp. Vì thế, để nâng cao hiệu quả điều trị và bảo vệ sức khỏe tuyến giáp, hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay từ hôm nay, bạn nhé!

Để được tư vấn về vấn đề sau mổ bướu cổ kiêng ăn gì và nên ăn gì hay sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài:  0902207582 (ZALO/VIBER).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh