Rối loạn tuyến giáp gây ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi ở cả hai giới, nữ giới có tỷ lệ mắc cao gấp 10 lần nam. Vậy dấu hiệu của bệnh tuyến giáp là gì? Làm thế nào khắc phục tình trạng này hiệu quả mà vẫn an toàn? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề tương tự thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích có trong bài viết sau đây.
Vai trò của tuyến giáp đối với sức khỏe con người
Theo bản đồ y khoa, tuyến giáp là bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ, trọng lượng khoảng 10 - 20 gram, cấu tạo gồm: Thùy phải, thùy trái và 1 eo tuyến nối 2 thùy lại với nhau. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là tiết ra hormone: Thyroxine (thường viết là T4 vì có 4 nguyên tử iod trong một phân tử thyroxine) và Tri-iodo-thyronine (hay còn gọi là T3 do có 3 nguyên tử iod trong một phân tử). Trong đó, khoảng 90% hormone là thyroxine và 10% còn lại là triiodothyronine (tỷ lệ này có thể thay đổi trong máu và các mô bào). Mặc dù tốc độ và cường độ tác động của 2 loại hormone này khác nhau nhưng vai trò của chúng đối với cơ thể là như nhau.
Tuyến giáp có vai trò sản xuất hormone tham gia điều hòa các quá trình chuyển hóa trong cơ thể
Hormone tuyến giáp hoạt động trên hầu hết các tế bào trong cơ thể và giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất như:
- Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
- Tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, kích thích sự sinh trưởng.
- Tác động đến sự phát triển và hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa.
- Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
- Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.
- Ngoài ra, tuyến giáp còn đóng vai trò điều tiết lượng photpho và canxi trong máu, luôn duy trì nồng độ 1%.
Do có những chức năng quan trọng như vậy nên hormone tuyến giáp được cơ thể điều tiết ra lượng vừa đủ cho nhu cầu. Sự dư thừa hay thiếu hụt hormone ở mức độ nhiều hay ít đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Những trường hợp rối loạn nặng, người bệnh cảm nhận triệu chứng rất rõ. Tuy nhiên, những trường hợp rối loạn nhẹ thì bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng. Lúc này, cần tiến hành các xét nghiệm mới có thể chẩn đoán được.
>>> XEM THÊM: Điều trị bướu giáp đa nhân lành tính bằng laser thực hiện như thế nào?
Các dấu hiệu của bệnh tuyến giáp thường gặp
Tuy có trọng lượng nhỏ nhưng vai trò của tuyến giáp lại liên quan đến toàn bộ chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, việc tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh tuyến giáp thường gặp sẽ giúp bạn sớm phát hiện và đưa ra phương án khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Sau đây là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp:
Hạch tuyến giáp
Trong số tất cả các vấn đề về tuyến giáp, hạch tuyến giáp thường vô hại và không đau, có thể sờ hoặc nhìn thấy hạch trên cổ. Các hạch này có thể chèn ép thực quản hoặc khí quản dẫn đến khó thở và khó nuốt. Đôi khi, các hạch tuyến giáp có thể tạo ra hormone dẫn đến các triệu chứng cường giáp như: Sụt cân, lo lắng, nhịp tim nhanh,... Tuy nhiên, tỷ lệ hạch tuyến giáp biến chứng và phát triển thành ác tính là khá nhỏ.
Bướu giáp đơn thuần
Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở tuyến giáp, biểu hiện thành khối lớn bên dưới cổ. Các triệu chứng của bướu giáp bao gồm: Sưng to có thể nhìn thấy rõ ở vùng đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước bướu cổ quá lớn có thể gây chèn ép cơ quan lân cận, khiến cho người mắc gặp phải tình trạng: Khó thở và khó nuốt, ho nhiều và khàn tiếng.
Bướu giáp đơn thuần phát triển to sẽ gây chèn ép cơ quan lân cận
Suy giáp
Nếu thiếu hormone tuyến giáp, người bệnh rơi vào tình trạng suy giáp, các chuyển hóa trong cơ thể chậm lại, từ cơ quan thần kinh (làm cho suy nghĩ chậm chạp, nói chậm, ít vận động,...), tim mạch (tim đập chậm, mạch yếu), tiêu hóa (ăn ít, chậm tiêu, táo bón), đến các biểu hiện khác như người ít đổ mồ hôi, luôn cảm thấy lạnh mặc dù thời tiết bình thường,…
Cường giáp
Cường giáp là hội chứng xảy do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone so với nhu cầu của cơ thể. Người bệnh có những triệu chứng ngược lại theo hướng chuyển hóa quá mức như: Dễ cáu gắt, ít ngồi yên, sụt cân, uống nhiều, tiểu nhiều, cảm giác nóng nực, hay đổ mồ hôi, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, dễ cáu gắt, khó tập trung,... Đặc biệt có thể sờ thấy tuyến giáp đang to ra.
Ung thư tuyến giáp
Đây là căn bệnh đáng sợ nhất của tuyến giáp. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Ban đầu, ung thư tuyến giáp thường không có biểu hiện rõ ràng, khi phát triển đến các giai đoạn sau, một số triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như: Sưng hạch bạch huyết ở cổ và gây đau, khàn giọng, khó thở cũng như khó nuốt.
>>> XEM THÊM: Bệnh viêm tuyến giáp có chữa khỏi không?
Những thực phẩm giúp cân bằng hormone tuyến giáp
Tuyến giáp là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh về tuyến giáp một phần cũng bắt nguồn từ chính chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, hãy bổ sung các thực phẩm sau:
- Iod: Iod là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hormone tuyến giáp, đồng thời làm giảm sự phát triển của u tuyến giáp. Một trong những nguồn cung cấp iod dồi dào là thực vật từ biển: Tảo bẹ, rong biển, sữa, ngũ cốc và trứng.
- Cá: Cá là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng lớn axit béo omega-3, protein nạc, vitamin B, magie,... Tất cả những vitamin và khoáng chất này rất cần thiết cho tuyến giáp.
- Dầu oliu: Chứa các chất chống oxy hóa mạnh, có thể ngăn ngừa nhiều bệnh như ung thư, loãng xương và làm tăng serotonin trong máu.
- Nghệ: Đây là thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của tuyến giáp. Nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm, làm giảm các rối loạn liên quan đến tâm lý như lo âu và trầm cảm do bệnh suy giáp hoặc cường giáp gây ra.
- Gừng: Giúp giảm đau và giảm nguy cơ bệnh lý do tuyến giáp suy yếu hay tim mạch hoạt động kém.
>>> XEM THÊM: Bệnh basedow có chữa khỏi được không?
Sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát bệnh tuyến giáp an toàn, hiệu quả
Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp đang được rất nhiều người tin dùng. Điển hình cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương.
Ích Giáp Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người mắc bệnh tuyến giáp
Ngoài thành phần chính là Hải tảo, Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, KI, MgCl2 có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các tác nhân có hại và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tuyến giáp:
- Chiết xuất Hải tảo: Có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (suy giáp trạng). Đồng thời, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Đặc biệt, trong thành phần của hải tảo có chứa nhiều iod giúp điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe tuyến giáp dùng cho cả trường hợp cường giáp và suy giáp.
- Cao Khổ sâm nam: Có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp.
- Cao Bán biên liên: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc, các thuốc điều trị dễ gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).
- Cao Ba chạc: Có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Ở Trung Quốc, lá ba chạc còn dùng ngoài chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema; dùng trong chữa viêm họng, viêm amidan, ho,…
- Cao lá Neem: Có tác dụng làm giảm nhịp tim, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp và hạ nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng của cường giáp, tăng cường hệ miễn dịch.
- Iod (dưới dạng dưới dạng Kali iodid và chiết xuất Hải tảo): Iod tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, điều hòa hệ miễn dịch, giúp điều hòa hormone tuyến giáp, dùng được trong cả trường hợp cường giáp hoặc suy giáp.
- Magnesi (dưới dạng Magnesium lactate dihydrate): Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định tim mạch, ổn định huyết áp, từ đó giảm các triệu chứng của cường giáp.
Kinh nghiệm khắc phục bệnh tuyến giáp hiệu quả sau khi sử dụng Ích Giáp Vương
Căn bệnh u tuyến giáp đã khiến chị Hoàng Thị Phương (SĐT: 0977755168, SN 1981, thôn Đông Dương, xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, rụng tóc, da khô, nám sạm, sức khỏe ngày càng suy kiệt. Đi khám 2 nơi đều có chung 1 kết quả u tuyến giáp, nhưng một nơi bảo mổ, còn nơi khác lại nói chưa cần phải mổ chị lại càng thêm hoang mang, lo lắng về tình trạng của mình. Thế nhưng, nhờ được biết đến Ích Giáp Vương, chỉ sau 3 tháng sử dụng theo đúng liệu trình hướng dẫn mà sức khỏe chị Phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi siêu âm lại thì đã không còn thấy u tuyến giáp nữa. Mời các bạn cùng theo dõi quá trình khắc phục bệnh tuyến giáp của chị Phương TẠI ĐÂY.
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bướu tuyến giáp của người khác TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Mời các bạn cùng lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn phân tích về những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương đối với người bị bệnh tuyến giáp trong nội dung video sau:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia Nguyễn Huy Cường phân tích 2 ưu điểm nổi bật của Ích Giáp Vương với bệnh lý tuyến giáp TẠI ĐÂY.
Hy vọng rằng với thông tin bài viết đã nêu, độc giả đã hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của bệnh tuyến giáp thường gặp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đưa ra giải pháp khắc phục an toàn, hiệu quả bằng sản phẩm thiên nhiên. Để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, hãy sử dụng Ích Giáp Vương ngay từ hôm nay, bạn nhé!
Để được tư vấn về các dấu hiệu của bệnh tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).
Tuệ An
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh